Nhịp sinh học 24 giờ điều chỉnh hoạt động của tất cả các hệ cơ bản của cơ thể, từ chế độ ngủ đến hoạt động của các tế bào miễn dịch. Do đó, điều quan trọng không chỉ là những gì chúng ta ăn, mà là ăn khi nào.
Ví dụ, nước bọt được tiết ra ít hơn vào ban đêm, dạ dày sản sinh ra ít dịch vị hơn và nhu động ruột bị giảm. Đồng thời, độ nhạy insulin được tăng lên để tất cả lượng đường từ máu được sử dụng hiệu quả làm nhiên liệu.
Tuy nhiên, việc sử dụng ánh sáng điện gây cản trở nhịp sinh học. Các nghiên cứu của Hiệp hội tim mạch Mỹ đã chỉ ra rằng, phụ nữ càng ăn nhiều sau 18:00, tình trạng của tim càng tồi tệ, huyết áp và chỉ số khối cơ thể càng cao.
Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, những người ăn muộn về đêm có nguy cơ béo phì và tiểu đường thể 2 cao hơn.Vì vậy, chúng ta nên ăn vào ban ngày. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Vì lý do tương tự, những người ăn bữa tối trong khoảng thời gian một giờ trước khi đi ngủ, ít có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu.
Và những người tiêu thụ phần lớn calo trước 15:00 có thể giảm cân nhiều hơn khoảng 25% so với những người nạp lượng calo chính vào thời điểm muôn hơn. Các nhà khoa học ở Đại học Aberdeen (Scotland) đã nghiên cứu xem có nên ăn bữa sáng thịnh soạn để giảm cân hay không và liệu nó có ảnh hưởng đến cách mọi người hấp thụ thức ăn hay không.
Hoá ra, có tới 1/10 tất cả các tế bào lót ruột bị hư hại mỗi ngày trong quá trình tiêu hóa bình thường. Và nếu bữa ăn cuối cùng không quá muộn, ruột sẽ có nhiều thời gian hơn để phục hồi. Sự đều đặn của bữa ăn cũng rất quan trọng.
Nếu một người ăn vào một thời điểm bất ngờ cho chính mình, "đồng hồ địa phương" trong ruột sẽ không đồng bộ hóa với nhịp sinh học chung. Điều này sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất. Do đó, vào cuối những ngày cuối tuần. Chúng ta cũng không nên ăn sáng muộn hơn so với ngày làm việc.
Vũ Trung Hương