Nhìn chung, nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường tiết niệu giảm 16%. Đây là kết quả một nghiên cứu với 9.274 người tham gia, được các bác sĩ tiết niệu và bác sĩ thận theo dõi trong khoảng 10 năm.
Dấu vết của vi khuẩn E.coli thường được cho là có trong thịt, đặc biệt là thịt gà và thịt lợn. Và mầm bệnh này gây ra tới 3/4 nhiễm trùng bàng quang. Do đó, theo các nhà khoa học, với nhiễm trùng tái phát, nên kiêng ăn thịt.
Hơn nữa, theo thống kê, có hơn 50% phụ nữ và cứ khoảng 8 đàn ông thì một người từng bị nhiễm trùng hệ tiết niệu. Khi các ảnh hưởng tiềm năng khác được tính đến, bao gồm tuổi tác, giới tính và thói quen hút thuốc thì so với người ăn thịt, người ăn chay ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn 16%.
Các thử nghiệm được tiến hành trước đó so với người ăn thịt thấy quả việt quất, dâu tây, quả mâm xôi..., làm giảm nguy cơ phát triển bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Rõ ràng, chúng thay đổi môi trường trong cơ thể, ngăn chặn mầm bệnh phát triển. Còn hàm lượng chất xơ cao trong chế độ ăn chay góp phần axit hóa môi trường trong ruột, gây khó khăn cho sự phát triển của vi khuẩn nguy hiểm.
Công bố kết quả nghiên cứu trên, các nhà khoa học ở Đại học Tzu Chi tại Đài Loan khuyến cáo những phụ nữ liên tục bị nhiễm trùng tiểu nên thử ăn chay. Các số liệu thống kê cho thấy tại Mỹ có khoảng 8,1 triệu cuộc hẹn khám với bác sĩ vì nhiễm trùng đường tiết niệu mỗi năm, trong khi ở Anh con số này là 1,6 triệu lượt.
Nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn gây bệnh tấn công niệu đạo, ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể. Điều này gây ra đau ở dạ dày, lưng và chân, mặc dù bất cứ ai cũng có thể phát triển tình trạng này nhưng phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn vì bàng quang ở gần với hậu môn.
Vũ Trung Hương