Phân loại và xử lý chất thải rắn gặp nhiều thách thức

04/06/2024 16:30

MTNN Hiện nay, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên phạm vi cả nước mỗi ngày khoảng 67.877 tấn. Riêng khu vực đô thị phát sinh khoảng 38.143 tấn/ngày, khu vực nông thôn khoảng 29.734 tấn/ngày. Công tác phân loại, xử lý chất thải rắn vì vậy gặp rất nhiều thách thức.

Bãi rác tạm Đồng Cây Sao ở xã Cửa Dương, thành phố Phú Quốc đang trong tình trạng quá tải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ngày 4/6, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn Môi trường lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và vai trò của doanh nghiệp” tại Hà Nội. Đây là sự kiện thường niên nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6).

Gia tăng số lượng và thành phần chất thải rắn gây áp lực rất lớn đến môi trường

Trao đổi về vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại sự kiện, Phó Cục trưởng Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hồ Kiên Trung chia sẻ: “Sự gia tăng dân số cùng với quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước diễn ra mạnh mẽ, một mặt thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, mặt khác đã làm gia tăng lượng và thành phần chất thải, trong đó có cả chất thải rắn sinh hoạt, gây áp lực rất lớn đến môi trường”.

Theo ông Hồ Kiên Trung, đa số các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đều phục vụ cho hoạt động tiêu dùng, nhưng rất ít doanh nghiệp đầu tư cho công đoạn xả thải và xử lý chất thải. Ít ai thực sự quan tâm chất thải của chúng ta sau khi thải bỏ sẽ được ứng xử như thế nào và nó có tác hại ra sao đến môi trường sống. Vì vậy, áp lực môi trường không chỉ là sự gia tăng về số lượng và thành phần chất thải mà cách thức chúng ta vứt bỏ và ứng xử với chất thải rắn.

Sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã thay đổi mạnh mẽ trong tư duy quản lý môi trường và quản lý chất thải. Kể từ đó, chất thải được coi là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất nếu được phân loại đúng cách. Đồng thời, tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải, giảm thiểu tối đa chất thải phải xử lý và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp tái chế ở Việt Nam.

Diễn đàn Môi trường năm 2024 thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà quản lý về môi trường.

Tuy nhiên, hiện nay, việc thực hiện công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt ở các địa phương còn gặp nhiều thách thức. Trước hết, hạ tầng thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại còn thiếu và không đồng bộ. Nhiều địa phương chưa tìm được đầu ra cho từng loại chất thải, chưa tìm thấy công nghệ tái chế và xử lý mỗi loại chất thải phù hợp sau khi phân loại. Trong khi đó, đây lại là công đoạn quan trọng nhất trước khi phân loại chất thải.

Sự gia tăng dân số cùng với quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước diễn ra mạnh mẽ, một mặt thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, mặt khác đã làm gia tăng lượng và thành phần chất thải, trong đó có cả chất thải rắn sinh hoạt, gây áp lực rất lớn đến môi trường.

Phó Cục trưởng Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hồ Kiên Trung

Cơ chế thu hút đầu tư, cơ chế giá để thúc đẩy cơ sở, doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải tại các địa phương còn thiếu. Hầu hết, các đơn vị vẫn chưa bảo đảm về năng lực và trang thiết bị để quản lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại.

“Nhận thức của cộng đồng, người dân về phân loại chất thải rắn sinh hoạt còn hạn chế. Sự vào cuộc của chính quyền địa phương còn chậm, chưa quyết liệt. Nhiều địa phương vẫn tư duy rằng, chất thải phải mang đi xử lý, chưa tìm kiếm hoặc xây dựng các cơ sở tái chế trong và ngoài tỉnh để biến chất thải thành tài nguyên và nguyên liệu sản xuất, phát triển kinh tế”, ông Hồ Kiên Trung cho hay.

Một số tỉnh, thành phố cũng chưa đưa ra các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật tại các điểm tập kết, trạm trung chuyển, trạm phân loại và các khu tái chế chất thải rắn sinh hoạt. Bên cạnh đó, các địa phương cũng chưa xây dựng các mô hình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phân loại, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý phù hợp.

Cần sự chung tay của chính quyền, doanh nghiệp và người dân

Trước những vướng mắc trên, Phó Cục trưởng Kiểm soát ô nhiễm môi trường Hồ Kiên Trung chia sẻ: “Để các địa phương thực thi công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt đạt hiệu quả, đem lại giá trị kinh tế sau phân loại đòi hỏi có sự vào cuộc mạnh mẽ và phối hợp chặt chẽ của 3 bên là chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng”.

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là trách nhiệm của toàn xã hội. Theo đó, vai trò của các địa phương, doanh nghiệp là yếu tố quan trọng và trách nhiệm của người dân là yếu tố đầu tiên trong việc bảo vệ môi trường hiệu quả.

Tổng Biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường Đào Xuân Hưng.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam hiện có khoảng 1,7 nghìn cơ sở xử lý chất thải rắn, gồm 470 lò đốt và hơn 1,2 nghìn bãi chôn lấp, tăng 120 bãi so với năm 2019. Khoảng 64% tổng lượng chất thải được xử lý bằng chôn lấp và 20% tổng lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp đốt. Thế nhưng, tỉ lệ thu hồi năng lượng chỉ đạt khoảng 9,3%.

Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam nhận định, cần xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại nước ta để làm căn cứ cho việc đánh giá lựa chọn công nghệ. Các tiêu chí đánh giá này nên tập trung vào kỹ thuật sao cho phù hợp với kinh tế và môi trường bản địa. Đặc biệt, đưa ra tiêu chí khuyến khích các công nghệ hướng đến mô hình kinh tế tuần hoàn.

Trong quá trình lựa chọn, cần đánh giá chặt chẽ tính khả thi, bền vững của công nghệ được xem xét. Đối với các dự án đầu tư, cần chú ý đến các yếu tố có thể dẫn đến sự cố môi trường, ảnh hưởng đến sức chịu tải của môi trường.

Công đoạn tiếp nhận rác thải trước khi đưa vào xử lý tại Nhà máy xử lý rác thải thành phố Cà Mau.

“Công nghệ xử lý chất thải rắn cần được triển khai phù hợp với yêu cầu của từng địa phương. Đồng thời, chú ý kết hợp công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh với công nghệ tái chế chất thải rắn thành phân hữu cơ vi sinh hay công nghệ đốt để giảm tối thiểu việc chôn lấp, nhằm kéo dài tuổi thọ của bãi chôn. Cho nên, công nghệ xử lý trên phải phù hợp với vùng đô thị, vùng đô thị xen lẫn nông thôn, đồng bằng, trung du và miền núi”, Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Kim Chi đề xuất giải pháp.

Bên cạnh đó, nên có mô hình xử lý khu liên hợp cấp huyện theo liên xã, liên vùng với các khu tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt đã phân loại. Việc kết hợp này nhằm giảm thể tích chất thải (nhiệt, đóng rắn) và hạn chế các trường hợp chôn lấp chất thải không qua xử lý, hợp vệ sinh.

“Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là trách nhiệm của toàn xã hội. Theo đó, vai trò của các địa phương, doanh nghiệp là yếu tố quan trọng và trách nhiệm của người dân là yếu tố đầu tiên trong việc bảo vệ môi trường hiệu quả. Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại và tận dụng triệt để giá trị cũng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Nếu khai thác tốt sẽ tạo ra nguồn thu rất lớn để tái đầu tư tại địa phương, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn”, Tổng biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường Đào Xuân Hưng cho biết thêm.

Với chủ đề “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và vai trò của doanh nghiệp”, Diễn đàn Môi trường năm 2024 đã phổ biến hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, định hướng cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương trong quản lý, đầu tư và phân loại rác tại nguồn, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, hướng đến phát triển bền vững.

Tại Diễn đàn, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học đã chia sẻ những kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị đối với công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ tình hình thực tế tại Việt Nam. Ngoài ra, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực môi trường cũng đưa ra những mô hình tiên tiến, giới thiệu các công nghệ hiện đại, các giải pháp hiệu quả trong xử lý, phân loại và tái chế chất thải rắn sinh hoạt.

 

Nguồn nhandan.vn
Link bài gốc

https://nhandan.vn/gan-68-nghin-tan-chat-thai-ran-sinh-hoat-thai-ra-moi-truong-moi-ngay-post812631.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Để chuẩn bị cho việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội đã huy động gần 15.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác coi thi; đồng thời tiến hành kiểm tra điều kiện tổ chức kỳ thi tại 201 điểm thi...

8 cách phòng tránh sốc nhiệt mùa nắng nóng

Hiện nhiều tỉnh thành phố trên cả nước đang bước vào đợt nắng nóng gay gắt, dễ dẫn tới hiện tượng say nắng, sốc nhiệt, đặc biệt đối với những người phải thường xuyên làm việc và hoạt động ngoài trời.

Cấy tóc có an toàn không?

Bản chất cấy tóc là một phương pháp có đụng chạm đến “dao kéo”, vì vậy không ít người sẽ cảm thấy lo lắng rằng cấy tóc cũng sẽ tồn tại những nguy hiểm và biến chứng không tốt cho sức khỏe.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com