Khác nhau giữa viêm mũi dị ứng và viêm xoang
Mặc dù, triệu chứng viêm mũi dị ứng và viêm xoang giống nhau, nhưng thực tế có nhiều điểm khác nhau:
- Viêm mũi dị ứng thường có biểu hiện ngứa mũi và chảy nước mắt, có thể kéo dài trong nhiều tháng. Trường hợp viêm mũi dị ứng, có thể dùng thuốc kháng histamin để kiểm tra các chất gây dị ứng như gòn gối, chất làm mát trong nhà…để tìm cách loại bỏ, đồng thời giảm bớt triệu chứng của bệnh.
- Viêm xoang làm viêm đường thông mũi, dịch nhầy lấp đầy các xoang gây đau đầu, đau ở thái dương, trán và quanh mắt. Nếu triệu chứng bệnh thường xuyên xảy ra, có thể là viêm xoang mạn tính, cần đến bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng. Nếu đau thường xuyên ở mặt, nhưng không nghẹt mũi, vẫn cứ đến bác sĩ, vì đôi khi dịch nhầy vẫn còn ứ đọng trong xoang.
Cách làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng và viêm xoang
Gồm hai cách:
- Ngắn hạn, như chườm ấm để làm ráo dịch nhầy, đồng thời làm giảm đau ở mặt. Vệ sinh bên trong mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý, để thông mũi và loại bỏ dịch nhầy. Dùng thuốc thông mũi giúp làm bớt dịch nhầy trong xoang.
- Về lâu dài, nếu bệnh còn dai dẳng, hãy đến bác sĩ, để được kê toa dùng thuốc kháng sinh. Nếu viêm xoang do nhiễm khuẩn, có thể uống kháng sinh trong hai tuần. Một số nghiên cứu cho biết hiếm khi viêm xoang là do vi khuẩn gây ra, vì thế hãy thận trọng khi sử dụng kháng sinh.
Những gợi ý khác giúp giảm bệnh:
- Liên tục hắt hơi, nhảy mũi có thể gây mất nước, dẫn đến đau đầu, khiến các triệu chứng bệnh càng trầm trọng. Hãy uống nhiều nước để chống lại triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng và viêm xoang.
- Giảm căng thẳng bằng việc gặp gỡ bạn bè, nghe nhạc, dành thời gian yên tĩnh cho bản thân, vừa làm giảm căng thẳng lại kiểm soát tốt triệu chứng của viêm xoang và viêm mũi dị ứng.
- Theo ghi nhận định của các chuyên gia y tế Trường đại học California, khoa đông – tây y, bấm huyệt có tác dụng thư giãn cơ bắp. Nếu thường xuyên bấm huyệt, sẽ cải thiện đáng kể triệu chứng tái phát của viêm xoang và viêm mũi dị ứng.
Trường Thi