Niềm hy vọng cho bệnh nhi ung thư tại miền Trung

21/11/2019 01:15

MTNN Ca ghép tế bào gốc điều trị u não đầu tiên cho bệnh nhi đã được các y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công, mở ra cơ hội sống cho một bệnh nhi tưởng chừng như hết hy vọng cứu chữa.

Ngày 8.1, bệnh nhi Nguyễn Ánh H., 4 tuổi, quê ở huyện Đakrông, Quảng Trị đã được xuất viện trở về với gia đình trong niềm vui của gia đình bệnh nhân cùng với tập thể y bác sĩ Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Huế.

Ca ghép tế bào gốc tự thân cho bệnh nhi đầu tiên tại miền Trung thành công - Ảnh: NT

Trước đó, cháu H. nhập viện điều trị với chẩn đoán mắc căn bệnh u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao. Theo các bác sĩ đầu ngành, với căn bệnh này tỷ lệ tử vong của bệnh nhi sẽ rất cao nếu không được điều trị kịp thời và triệt để. Phác đồ điều trị duy nhất được lập ra là điều trị hóa chất liều cao cộng với ghép tế bào gốc tự thân để có thể điều trị triệt để khối u.

Ghép tủy tự thân là phương pháp thu hoạch tế bào gốc từ chính bản thân bệnh nhân sau khi bệnh ở giai đoạn ổn định. Tế bào gốc có thể lấy từ máu ngoại vi huy động hoặc từ tủy xương, sau đó, được bảo quản đông lạnh ở âm 196 độ. Bệnh nhân sẽ được điều trị hóa chất liều cao để loại bỏ các tế bào ác tính còn sót lại trong cơ thể, sau đó truyền tế bào gốc đã bảo quản để phục hồi hệ thống tạo máu, giúp rút ngắn giai đoạn suy tủy.

Bệnh nhi H. xuất viện trong niềm vui của gia đình và các y bác sĩ - Ảnh: NT

Để thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tự thân, Trung tâm Nhi khoa đã phối hợp với Trung tâm Ung bướu và Bệnh viện Huyết học truyền máu TP.HCM cùng Quỹ Niikura, Tổ chức ACCL (Nhật Bản). Kết quả điều trị cho bệnh nhi H. vượt ngoài mong đợi, sau 32 ngày ghép, sức khỏe bệnh nhi đã hồi phục trở lại, các xét nghiệm máu của bệnh nhân đã trở về bình thường.

Theo Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, cho đến nay bệnh viện này là đơn vị thứ 3 thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tự thân ở trẻ em sau Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Huyết học truyền máu TP.HCM, và hiện là bệnh viện duy nhất ở miền Trung ứng dụng được kỹ thuật nói trên.

Quế Sơn

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cứu sản phụ trẻ vừa sinh song thai, nhờ lọc máu liên tục trong 41 giờ

Sáng 8.1, BS.CK2 Phạm Thanh Phong - Phó giám đốc chuyên môn của Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết khoa Hồi sức tích cực vừa cứu sống 1 sản phụ rất trẻ sau sanh nguy kịch vì suy đa cơ quan với nguy cơ tử vong rất cao, nhờ áp dụng cùng lúc 2 phương pháp điều trị là thay huyết tương và lọc máu liên tục.

Chuyển từ tiêm trong da sang tiêm tĩnh mạch làm tăng hiệu quả vắc xin ngừa lao

Thử nghiệm tiêm vắc xin ngừa lao BCG theo 5 cách khác nhau trên khỉ và so sánh phản ứng miễn dịch ở khỉ, các nhà khoa học Mỹ nhận thấy chỉ cần thay đổi hình thức tiêm vắc xin từ tiêm trong da (intradermally) sang tiêm tĩnh mạch (intravenous) là có thể tăng mạnh hiệu quả ngừa lao, mở ra hy vọng giảm số người chết vì bệnh lao.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com