Tỏi
Tỏi chứa Allicin phytonutrient nên ăn sống hơn là nấu chín. Bên cạnh đó, ăn sống tỏi cũng là cách cung cấp tinh dầu tỏi nguyên chất cho cơ thể, phòng chống các bệnh ung thư, cảm cúm, khớp…
Hành tây
Hành tây có mùi hăng, khó chịu tuy nhiên trong y học, loại củ gia vị này có tác dụng chống lại bệnh ung thư phổi và tuyến tiền liệt.
Đặc biệt, hành tây khi trộn nộm là món khoái khẩu với cả người già và các bạn trẻ.
Ớt chuông đỏ
Một trái ớt chuông đỏ cỡ vừa chỉ chứa 32 calo nhưng giàu vitamin C, thậm chí cung cấp khoảng 150% lượng vitamin C bạn cần trong một ngày.
Tuy nhiên, nếu nấu ớt chuông đỏ với nhiệt độ trên 375 độ C thì sẽ phá hỏng lượng vitamin C dồi dào này.
Các loại hạt
Những loại hạt quả hạch như óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ… khi chế biến sẽ mất đi một số dưỡng chất. Cụ thể là khi rang dầu sẽ tăng cường chất béo và calo trong khi giảm khoáng chất magiê và sắt có trong hạt. Bởi vậy, đối với những loại hạt này nên để ăn sống là tốt nhất.
Cải xoăn
Cải xoăn chứa các hợp chất được gọi là glucosinolates, có tác dụng chống bệnh tật. Cải xoăn ăn salad hoặc ăn sống sẽ giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Rong biển
Rong biển giàu vitamin và khoáng chất có thể hòa tan trong nước, dễ hấp thụ vào máu. Đây còn là nguồn cung cấp sắt, canxi và i-ốt.
Củ cải đường
Củ cải đường có thể chứa lượng đường cao nhưng bù lại nó có những thành phần dinh dưỡng khác rất tốt cho cơ thể. Củ cải đường giàu vitamin C, B, potassium, ma-giê giúp cơ thể chống viêm nhiễm, hạ lượng đường trong máu và phòng ung thư.
Khi qua chế biến, củ cải đường thường mất đi 25% giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, bạn có thể dùng củ cải đường sống chung với các loại rau củ khác để làm món salad rau thơm ngon, bổ dưỡng.
Thiên Kim (t/h)