Nhiệt độ nước biển Úc nóng kỷ lục trong 400 năm, hậu quả khiến san hô chết hàng loạt

09/08/2024 11:54

MTNN Nghiên cứu mới nhất cho thấy, nhiệt độ nước biển ở Úc đã đạt mức cao nhất trong 400 năm qua, một thông tin không khỏi khiến những người yêu đại dương đau lòng.

Trong suốt năm qua, sự sống còn của các rặng san hô trên khắp thế giới đã được đem lên bàn mổ xẻ khi có tới 60% số lượng san hô toàn cầu đang bị ảnh hưởng. Trong nghiên cứu mới được công bố vào ngày 8/8 mới đây, nhiệt độ nước biển xung quanh Rạn San hô Great Barrier của Úc đã tăng lên mức cao nhất trong suốt 400 năm qua, khiến cho rạn san hô tại nơi đây bị tẩy trắng và chết dần, chết mòn.

Rạn San hô Great Barrier là hệ sinh thái sống lớn nhất trên thế giới, trải dài tới 2.400km ngoài khơi bờ biển phía Bắc của tiểu bang Queensland của Úc. Các nhà khoa học đã khoan lõi vào san hô để phân tích nhiệt độ đại dương trong thời điểm mùa hè từ năm 1618. Từ hàng trăm năm nay, nhiệt độ đại dương vẫn ổn định cho tới năm 1900 trở đi.

Dưới tác động của con người, nhiệt độ đại dương đã ngày càng nóng lên. Đây là kết luận mà các nhà khoa học đã rút ra được sau dữ liệu thu được từ tàu và vệ tinh trong 100 năm trở lại đây. Từ năm 1960 đến năm 2024, nghiên cứu đã quan sát thấy nhiệt độ trung bình hằng năm từ tháng 1 đến tháng 3 là 0,12°C trong mỗi thập kỷ.

Năm 2016 được coi là “đại họa” với san hô khi hàng loạt những rạn san hô bị tẩy trắng. Đây là tình trạng tảo thoát ra khỏi san hô, khiến chúng bị yếu đi và có nguy cơ tử vong. Kể từ thời điểm đó trở đi, nhiệt độ nước biển liên tiếp tăng. Nghiên cứu cho thấy những mùa hè này nằm trong năm trong sáu năm ấm nhất trong bốn thế kỷ qua.

Theo dữ liệu nhiệt độ cuối cùng được ghi chép lại, tháng 1 đến tháng 3/2024 đạt nhiệt độ nước biển cao nhất trong 400 năm trở lại đây. Ông Benjamin Henley, một học giả tại Đại học Melbourne, Úc là một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết, thế giới đang mất đi biểu tượng san hô. Đó là một thảm kịch với nhân loại.

Các cá thể san hô trở nên nhạt màu, thiếu sức sống rồi dần dần chết.
San hô là đầu mối trong chuỗi thức ăn của các sinh vật biển.

Rạn san hô ngoài tác dụng bảo vệ bờ biển khỏi bị xói mòn, còn là nơi sinh sống của hàng nghìn loài cá và là nguồn thu nhập du lịch đáng kể ở nhiều quốc gia. Rạn san hô Great Barrier đóng góp 6,4 tỷ đô la Úc cho nền kinh tế hàng năm. Theo cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), có ít nhất 54 quốc gia và khu vực đã bị tẩy trắng san hô hàng loạt kể từ tháng 2/2023 do biến đổi khí hậu gây ra.

Mặc dù Liên hợp quốc đã kiến nghị từ lâu nhưng rạn san hô Great Barrier hiện nay không có trong danh sách di sản thế giới đang bị đe dọa của UNESCO. Úc đã vận động hành lang trong nhiều năm để bảo vệ tài nguyên quý báu này của quốc gia. Bà Lissa Schindler, Giám đốc Chiến dịch Rạn san hô Great Barrier, Hiệp hội Bảo tồn Biển Úc đang kêu gọi quốc gia phải hành động nhiều hơn nữa để giảm lượng khí thải, từ đó chống lại biến đổi khí hậu và bảo vệ tài sản thiên nhiên lớn nhất của Úc.

San hô cũng đem tới nguồn lợi lớn về kinh tế.

Theo: Reteurs

Gia Tuệ

Nguồn kinhtemoitruong.vn
Link bài gốc

https://kinhtemoitruong.vn/nhiet-do-nuoc-bien-o-uc-nong-len-ky-luc-trong-400-nam-qua-hau-qua-khien-san-ho-bi-tay-trang-91390.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chưa kết luận hồ chứa nào gây ra động đất ở Kon Tum

Sáng ngày 8/8, một trận động đất có độ lớn 3.2 độ richter lại xảy ra ở Kon Tum. Dù được khẳng định là do động đất kích thích gây ra do hồ chứa thủy điện tích nước song đến nay chưa có kết luận chính thức do hồ chứa nào gây ra.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com