Nhiễm liên cầu khuẩn lợn không chỉ do ăn tiết canh

19/07/2024 10:55

MTNN Không chỉ ăn tiết canh, thịt tái sống, mà việc tiếp xúc với lợn ốm, lợn chết cũng có nguy cơ lây nhiễm liên cầu khuẩn lợn thông qua các tổn thương.

Thời gian gần đây xuất hiện nhiều ca nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Không ít bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch, thậm chí tử vong.

Điều đáng nói, trước đây trong suy nghĩ của nhiều người việc ăn tiết canh hay thịt tái sống mới có thể lây nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Theo các chuyên gia y tế, đây là quan điểm sai lầm, ngay cả việc tiếp xúc với lợn ốm, lợn chết cũng có nguy cơ khiến người giết mổ lợn bị nhiễm bệnh thông qua các tổn thương, vết trầy xước trên da.

Thời gian gần đây xuất hiện nhiều ca nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Ảnh CDC Điện Biên

Ví dụ, điển hình mới đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư tiếp nhận nam bệnh nhân 52 tuổi ở Thanh Hóa với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết có sốc do liên cầu lợn, viêm phổi/theo dõi xơ gan.

Qua khai thác tiền sử, cách vào viện 12 ngày, bệnh nhân có chế biến thủ lợn. Sau một ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, nổi các ban xuất huyết trên da. Bệnh nhân được đưa vào cơ sở y tế gần nhà và được chuyển lên bệnh viện đa khoa tỉnh trong tình trạng sốt cao, rối loạn ý thức, tụt huyết áp. Qua chẩn đoán, bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có sốc do liên cầu lợn, viêm phổi và theo dõi xơ gan.

Mặc dù bệnh nhân được hồi sức tích cực trong một tuần nhưng tình trạng không cải thiện, tiến triển suy đa tạng và rối loạn đông máu nặng. Kết quả cấy máu ra Streptococcus suis (vi khuẩn liên cầu lợn).

Tham vấn của Ths, bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Hậu - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội trên Tâm Anh Hospital cho thấy, bệnh liên cầu khuẩn lợn là bệnh lý nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị, cứu chữa kịp thời. Vi khuẩn này có thể lây nhiễm sang người qua đường tiếp xúc trực tiếp chăn nuôi, hay giết mổ, chế biến thịt lợn bệnh.

Liên cầu khuẩn lợn có tên khoa học là Streptococcus suis - một loại cầu khuẩn gram dương, có hình hạt đậu. Vi khuẩn này là tác nhân gây ra rất nhiều bệnh như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp ở lợn. Liên cầu khuẩn lợn cư trú ở đường hô hấp trên xoang mũi, hạch hạnh nhân, tuy nhiên, chúng cũng có thể cư trú ở đường tiêu hóa của lợn.

Liên cầu khuẩn lợn có thể lây nhiễm sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh và lợn lành nhưng mang mầm mống bệnh. Lây qua giết mổ, chế biến, sử dụng thịt lợn bệnh không chế biến kỹ. Vi khuẩn này sẽ lây sang người qua những vết thương hở trên da. Do vậy, nhiễm liên cầu khuẩn lợn không chỉ gặp ở người chăn nuôi mà người giết mổ, người bán thịt, người nội trợ, người chế biến thịt lợn hay ăn tiết canh, thịt lợn chưa chế biến kỹ cũng có thể mắc phải.

Hiện chưa có vắc xin phòng nhiễm khuẩn liên cầu lợn và cũng chưa có bằng chứng vi khuẩn này lây truyền từ người sang người. Ngoài lây truyền qua tiếp xúc vết thương, liên cầu khuẩn lợn còn lây qua giọt bắn đường hô hấp, xâm nhập qua đường tiêu hóa sau khi ăn phải thịt lợn nhiễm bệnh chưa nấu chín.

Để chủ động phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người, ngành Y tế khuyến cáo người dân: Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín; không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề; sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng; tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định. Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo, nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng và nên nấu ở nhiệt độ trên 70 độ C. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn trong thời gian có dịch.

Ngoài ra, nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y; tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.

Theo các chuyên gia y tế, thời gian ủ bệnh liên cầu khuẩn tính từ khi phơi nhiễm đến khi phát bệnh thường từ vài giờ đến 2-3 ngày nhưng cũng có thể lâu hơn, kéo dài đến vài tuần. Biểu hiện chính của bệnh là sốt cao, có những cơn rét run; nôn và buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy; đau đầu dữ dội. Trường hợp nặng có thể gây sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng, hôn mê và tử vong.

Tâm An

Nguồn congthuong.vn
Link bài gốc

https://congthuong.vn/nhiem-lien-cau-khuan-lon-khong-chi-do-an-tiet-canh-333314.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nữ thủ khoa mồ côi cha, mơ làm cô giáo

Nữ thủ khoa mồ côi cha, mơ làm cô giáo Cha mất sớm, gia đình thuộc diện hộ cận nghèo nhưng em Tô Thị Diệu ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa đã nỗ lực vươn lên trong học tập trở thành thủ khoa khối C00.

Hơn 147.000 vật liệu nổ đã được phát hiện và hủy nổ

Quảng Bình là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi vấn nạn nhiễm bom mìn, vật nổ sau chiến tranh. Sau hơn 20 năm hoạt động, Dự án MAG tại Quảng Bình phát hiện và hủy nổ thành công hơn 147.000 vật liệu nổ các loại.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com