Nhóm nghiên cứu phát hiện ra một số loài nấm có thể xâm nhập từ ruột vào ống tụy (có vai trò vận chuyển dịch tiêu hóa từ tuyến tụy đến ruột).
“Các nghiên cứu trước đây của chúng tôi chỉ ra rằng vi khuẩn đi từ ruột đến tuyến tụy”, tác giả nghiên cứu đồng cấp cao, tiến sĩ kiêm bác sĩ y khoa George Miller, Trường đại học New York nói: ''Đây là nghiên cứu mới đầu tiên xác nhận nấm cũng đi theo đường đó đến tuyến tụy. Hơn nữa, sự thay đổi về kích thước của quần thể nấm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển khối u trong tuyến tụy''.
Tuyến tụy và bệnh ung thư
Tuyến tụy là một cơ quan lớn, mỏng nằm phía sau dạ dày và sâu bên trong bụng. Nó tiết ra chất dịch tiêu hóa thức ăn và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Do nằm sâu bên trong bụng nên ung thư tuyến tụy rất khó phát hiện ở các thời kỳ đầu. Vì vậy, các trường hợp phát hiện đều diễn ra muộn màng, đa phần vào lúc tế bào ung thư đã phát triển, khiến căn bệnh trở nên khó điều trị.
Theo ước tính của viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, nước Mỹ có 56.770 người ung thư tuyến tụy với con số tử vong là 45.750 người, ứng với 3,2% trường hợp ung thư mới phát hiện và 7,5% trường hợp tử vong do ung thư. So với năm 2009-2015, chỉ có 9,3% người mắc ung thư tuyến tụy sống sót được trong 5 năm hoặc hơn thông qua chẩn đoán của họ.
Theo dõi đường đi của nấm từ ruột
Bằng việc áp dụng nhiều phương pháp và dụng cụ theo dõi khác nhau, tiến sĩ Miller và cộng sự đã quan sát sự biến đổi của quần thể nấm trong quá trình nghiên cứu. Phát hiện đáng chú ý nhất là sự gia tăng đáng kể của loài nấm thuộc giống Malassezia ở các mô ung thư. “Các nghiên cứu gần đây chỉ ra nấm Malassezia gây ung thư da và đại trực tràng. Hơn nữa, giống nấm này xuất hiện rất nhiều ở các khối u tụy”, tác giả nghiên cứu đồng cấp cao, tiến sĩ, giáo sư Deepak Saxena, Trường cao đẳng Nha khoa, New York.
Khi dùng loại thuốc kháng nấm mạnh (có tên là amphotericin B) để điều trị cho chuột bị ung thư tuyến tụy, nhóm nghiên cứu nhận thấy trọng lượng khối u giảm 20%. Quá trình điều trị cũng làm giảm chứng loạn sản ống dẫn, giai đoạn đầu của ung thư tuyến tụy, từ 20-30%. Việc điều trị bằng thuốc kháng nấm cũng tăng 15-25% khả năng chống ung thư của thuốc gemcitabine, một loại thuốc hóa trị.
Nấm Malassezia kích thích cơ chế miễn dịch
Các thí nghiệm tiếp theo cho thấy ung thư tuyến tụy phát triển nhanh hơn 20% khi trong tuyến tụy chỉ chứa một loại nấm Malassezia. Khi các giống nấm bình thường khác hiện diện chung với giống Malassezia, bệnh ung thư không phát triển nhanh như vậy. Dựa trên những kết quả này và một số khác, các nhà nghiên cứu cho rằng Malassezia làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy bằng cách kích hoạt “chuỗi nối tiếp bổ sung” - một dạng cơ chế miễn dịch.
Chuỗi nối tiếp bổ sung này là một phần của hệ miễn dịch, có tác dụng chống lại quá trình nhiễm khuẩn. Sau khi bệnh nhiễm trùng được loại bỏ và cơ thể đi vào giai đoạn phục hồi, chuỗi nối tiếp bổ sung còn có thể thúc đẩy tăng trưởng tế bào. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra bằng việc kết hợp chuỗi nối tiếp bổ sung với các gen hỏng, nó có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của các mô chống lại tế bào ung thư.
Thùy Như