Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam

27/11/2024 14:40

MTNN Tọa đàm: “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam” được Báo Đại biểu nhân dân tổ chức sáng nay (27/11) tại Hà Nội với sự tham dự của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà khoa học.

Tọa đàm: “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam” - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Luật Bảo vệ môi trường (2020) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIV đã thể chế hóa các yếu tố kinh tế tuần hoàn đối với quản lý rác thải như: tiếp tục thúc đẩy ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, thân thiện với môi trường, sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; phân loại chất thải sinh hoạt; quy định trách nhiệm thu gom, tái chế, xử lý của nhà sản xuất, nhập khẩu đối với sản phẩm, bao bì...

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải đang ngày càng trở nên cấp bách trên toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nước ta đang đối mặt với áp lực rất lớn khi lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên...

Tại tọa đàm, các ý kiến đại biểu khẳng định, phát triển kinh tế tuần hoàn là sáng kiến nhận được sự đồng thuận cao của cộng đồng quốc tế, được xem là một trong các phương thức giúp giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường; là con đường tiến tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững.

Cùng với xu hướng phát triển của thế giới, Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng bền vững, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường và nền kinh tế tuần hoàn là mô hình được quan tâm, định hướng phát triển.

Kinh tế tuần hoàn khuyến khích việc tái chế và tái sử dụng rác thải để biến chúng thành nguồn tài nguyên mới. Xử lý rác thải hiệu quả cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững. Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2030, nâng tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải lên 95% ở khu vực thành thị, 90% ở khu vực nông thôn và 98% đối với chất thải nguy hại.

Trước thực trạng tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, bài toán đặt ra là phải chuyển đổi phương thức, mô hình theo hướng bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội mà vẫn bảo vệ được môi trường. Với mô hình kinh tế truyền thống hiện nay, nguyên liệu được khai thác, sản xuất, sử dụng và thải bỏ, trong khi đó, nền kinh tế tuần hoàn lấy việc tái sử dụng tuần hoàn nguyên liệu làm trọng tâm, giảm tiêu hao nguyên liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm đến mức thấp nhất ảnh hưởng tới môi trường.

Tại tọa đàm, nhấn mạnh việc phát triển bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu thế phát triển quan trọng trên thế giới và Việt Nam, các đại biểu đã có các khuyến nghị, kiến nghị thiết thực, khả thi về cơ chế, chính sách, các giải pháp việc phát triển kinh tế tuần hoàn và xử lý rác thải ở Việt Nam.

Nguyễn Hoàng


Nguồn baochinhphu.vn
Link bài gốc

https://baochinhphu.vn/kinh-te-tuan-hoan-trong-xu-ly-rac-thai-o-viet-nam-102241127121239089.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bộ GD&ĐT lý giải về đề xuất siết chỉ tiêu xét tuyển sớm

Đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng việc này góp phần khắc phục các bất cập phát sinh từ việc xét tuyển sớm hiện nay. Theo đó, các trường sẽ không phải dành quá nhiều thời gian và nguồn lực cho việc xét tuyển sớm hay lo ngại nhiều học sinh lớp 12 lơ là học tập khi đã biết kết quả trúng tuyển.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com