Hải Dương: Sai phạm quản lý, sử dụng vốn ODA, chuyển giao dự án Nhà máy rác

23/09/2024 15:03

MTNN Thanh tra tỉnh Hải Dương vừa kết luận thanh tra các đơn vị, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng vốn vay ODA, chuyển giao thực hiện Dự án Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt.

Dự án Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tỉnh Hải Dương được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt tại Quyết định số 3401 ngày 16/8/2002, điều chỉnh tại Quyết định số 3959 ngày 13/11/2007, Quyết định số 563 ngày 11/02/2009, Quyết định số 2413 ngày 13/7/2009. Tổng mức đầu tư dự án sau điều chỉnh là hơn 137,4 tỷ đồng gồm vốn ODA của Tây Ban Nha là hơn 59,7 tỷ đồng, vốn đối ứng ngân sách tỉnh là hơn 77,6 tỷ đồng.
UBND tỉnh Hải Dương là cơ quan chủ quản Dự án; Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Dương (nay là Công ty cổ phần Môi trường đô thị Hải Dương) là Chủ dự án tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Tây Ban Nha.
Dự án Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Lao động) 
Dự án khởi công xây dựng từ ngày 2/12/2009; nghiệm thu hoàn thành toàn bộ dây chuyền thiết bị của Nhà máy ngày 5/7/2012. Năm 2012, Dự án được giao cho Công ty cổ phần Môi trường APTSeraphin Hải Dương quản lý, vận hành Nhà máy theo phương án được Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt tại Quyết định số 2285. Năm 2016, Dự án được chuyển giao nguyên trạng cho Công ty cổ phần Quản lý công trình đô thị Hải Dương theo Quyết định số 3151 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương.
Kết luận thanh tra đã chỉ ra một số hạn chế, thiếu sót. Cụ thể, Cơ quan tín dụng Tây Ban Nha (ICO) chậm thông báo cho Bộ Tài chính ghi thu ngân sách Trung ương và ghi chi cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam để cho vay lại đối với Chủ dự án số tiền hơn 14.6 tỷ đồng dẫn đến Ngân hang Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương thông báo ký nhận nợ với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Dương thiếu hơn 14,6 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong quá trình bàn giao Nhà máy từ Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Dương sang Công ty cổ phần Môi trường APT-Seraphin Hải Dương quản lý, sử dụng còn có thiếu sót, tồn tại như: Hình thức bàn giao nguyên trạng là không đúng theo quy định tại Mục 2, Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 5/2/2009 của Chính phủ, Chương II Thông tư số 87/2010/TT-BTC ngày 15/6/2010 của Bộ Tài chính; không tham mưu với UBND tỉnh xin ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ; không thông báo và xin ý kiến Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện bàn giao tài sản, bàn giao công nợ, trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ vốn vay ODA; khi tổ chức bàn giao, chưa thực hiện bàn giao số liệu theo dõi trên sổ sách kế toán.
Trong quá trình chuyển giao Nhà máy từ Công ty CP Môi trường APT-Seraphin Hải Dương sang Công ty CP Quản lý công trình đô thị Hải Dương quản lý, sử dụng còn có thiếu sót, tồn tại như: Chưa xin ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính; chưa định giá giá trị tài sản trên đất còn lại của Nhà máy đã được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tỉnh theo nhiệm vụ UBND tỉnh giao tại Quyết định số 3151/QĐ-UBND ngày 03/11/2016.
Để xảy ra các hạn chế, thiếu sót trên, Thanh tra tỉnh Hải Dương cho rằng, trách nhiệm thuộc về Cơ quan tín dụng Tây Ban Nha (ICO) chậm thông báo tình hình thực hiện giải ngân từng đợt để thanh toán theo hợp đồng và ghi Nợ cho Bộ Tài chính.
Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phụ trách lĩnh vực và cán bộ có liên quan của Sở do có thiếu sót trong việc tham mưu với UBND tỉnh chuyển giao Nhà máy xử lý rác thải ODA từ Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Dương sang Công ty CP Môi trường APT-Seraphin Hải Dương và từ Công ty CP Môi trường APT-Seraphin Hải Dương sang Công ty CP Quản lý công trình đô thị Hải Dương.
Lãnh đạo Sở Tài chính phụ trách lĩnh vực và cán bộ có liên quan của Sở do chưa thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ được giao trong việc tham mưu chuyển giao Nhà máy xử lý rác thải ODA từ Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Dương sang Công ty CP Môi trường APT-Seraphin Hải Dương và tham mưu định giá giá trị tài sản trên đất còn lại của Nhà máy đã được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tỉnh khi thực hiện chuyển giao Nhà máy từ Công ty CP Môi trường APT-Seraphin Hải Dương sang Công ty CP Quản lý công trình đô thị Hải Dương.
Nguyên Giám đốc và cán bộ thực hiện Dự án của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Dương do không xây dựng kế hoạch rút vốn nước ngoài hằng năm, không lập báo cáo giải ngân hằng quý gửi Bộ Tài chính theo quy định tại Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các dự án, chương trình hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
Đồng thời, thiếu trách nhiệm theo dõi quá trình nhập khầu vật tư thiết bị của Dự án và các điều khoản có liên quan tới các điều khoản thanh toán quy định trong hợp đồng thương mại dẫn đến chậm phát hiện số liệu giải ngân vốn Dự án thiếu như đã nêu trên. Có thiếu sót trong việc thực hiện Điều 11, Hợp đồng vay vốn ODA đã ký với Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương; việc theo dõi, hạch toán tài sản hình thành từ Dự án và trình quyết toán toàn bộ Dự án Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tỉnh Hải Dương.
Từ kết luận như trên, Chánh Thanh tra tỉnh Hải Dương kiến nghị với Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc đối với tập thể và cán bộ có liên quan trong việc tham mưu với UBND tỉnh chuyển giao thực hiện Dự án Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tỉnh Hải Dương.
Sở Tài chính hướng dẫn Công ty CP Môi trường đô thị Hải Dương hoàn thiện hồ sơ quyết toán liên quan đến Dự án Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tỉnh Hải Dương. Chủ trì tham mưu với UBND tỉnh trong việc định giá giá trị tài sản trên đất còn lại của Dự án Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tỉnh Hải Dương đã được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tỉnh theo nhiệm vụ UBND tỉnh giao tại Quyết định số 3151 ngày 3/11/2016.
Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh phương án xử lý phần giá trị tài sản trên đất sau khi có kết quả định giá giá trị tài sản trên đất còn lại của Dự án Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tỉnh Hải Dương đã được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tỉnh. Đồng thời, nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc về những hạn chế, thiếu sót đã nêu.
Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh phương án xử lý đối với diện tích đất đã giao cho các đơn vị để thực hiện Dự án Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tỉnh Hải Dương.
Công ty CP Môi trường đô thị Hải Dương khẩn trương hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quyết toán toàn bộ Dự án Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tỉnh Hải Dương theo đúng Quyết định số 3151 ngày 3/11/2016 của UBND tỉnh. Có trách nhiệm trả lãi vốn vay ODA đến ngày 30/10/2012 với số tiền NSNN và cá nhân (ông Lê Thanh Tùng) đã tạm ứng trả nợ thay cho Công ty khi nhận nợ bổ sung 1.146.289.169 đồng. Nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc về những hạn chế, thiếu sót.
Công ty CP Môi trường APT-Seraphin Hải Dương có trách nhiệm trả gốc, lãi vay ODA từ ngày 1/11/2012 đến ngày 30/10/2016 với số tiền NSNN và cá nhân (ông Lê Thanh Tùng) đã tạm ứng trả nợ thay cho Công ty khi nhận nợ bổ sung: 11.268.235.455 đồng theo đúng cam kết với UBND tỉnh. Thực hiện việc xử lý lượng rác thải tồn đọng trong khuôn viên Nhà máy theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 177 ngày 15/7/2020 và Kết luận số 3325 ngày 7/9/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh kết luận về việc chấp hành pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, chấp hành các nghĩa vụ tài chính và sử dụng nguồn vốn ODA trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với Công ty Cổ phần Môi trường APT-Seraphin Hải Dương và Công ty CP Quản lý công trình đô thị Hải Dương tại 2 nhà máy xử lý rác thải ở xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Công ty CP Quản lý công trình đô thị Hải Dương thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền về phương án xử lý phần giá trị tài sản trên đất còn lại của Dự án Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tỉnh Hải Dương đã được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tỉnh; đồng thời rà soát và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Công ty theo đúng Quyết định số 3151 của UBND tỉnh Hải Dương.
Thực hiện việc xử lý lượng rác thải tồn đọng trong khuôn viên Nhà máy theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 177 ngày 15/7/2020 và Kết luận số 3325 ngày 7/9/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương.
Nguồn kienthuc.net.vn
Link bài gốc

https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/hai-duong-sai-pham-quan-ly-su-dung-von-oda-chuyen-giao-du-an-nha-may-rac-2034581.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giải pháp nào giúp cải thiện môi trường chăn nuôi sau bão lũ?

Sau bão lũ, tình trạng chuồng trại ẩm ướt và môi trường bị ô nhiễm gây nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Việc dọn dẹp, xử lý vệ sinh môi trường sau bão lũ có ý nghĩa rất quan trọng đến phục hồi ngành chăn nuôi.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com