1. Các loại trái cây vị chua
Trái cây có vị chua như chanh, cam, bưởi, quýt, dây tây, cà chua, táo… có tác dụng giảm mệt mỏi, bổ sung thêm các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C cho cơ thể. Một ly nước chanh, nước cam nóng hay một ly nước ép cà chua hay ăn một vài miếng dưa hấu, vài múi bưởi… sẽ giúp người say tỉnh táo hơn. Bạn cũng có thể tận dụng vỏ của các loại quả để làm bài thuốc dùng dần mỗi khi cần giã theo công thức sau: 60 gr vỏ quýt hoặc vỏ cam, rửa sạch, sấy khô, tán thành bột mịn, bảo quản trong hộp kín. Mỗi lần dùng pha 6g bột (khoảng một thìa cà phê) với 200 nước ấm để uống. Có thể uống nhiều lần để lọc hết lượng cồn trong cơ thể.
2. Trà
Chất tanin trong trà có tác dụng thu giữ, khử độc cấp tính, đẩy lượng cồn có trong bia rượu ra khỏi cơ thể, đồng thời còn có tác dụng làm se niêm mạc ruột, chữa trị các hiện tượng hôn mê, ức chế hô hấp, giúp tỉnh táo hơn. Một số bài thuốc từ trà:
- Nước trà đặc uống nhiều lần.
- Hãm 5g trà búp và 16g quả quất khô hoặc mứt quất thái vụn, uống đặc, khi nước còn nóng.
- Sắc 9g trà búp, 60g cà rốt tươi, 15g vỏ bí xanh uống nhiều lần.
Nếu không thích uống trà đặc, có thể dùng trà atiso để giảm cảm giác khó chịu khi quá chén. Bông atiso chứa các chất chống oxy hoá, đồng thời atiso cũng có tác dụng nhiều giữ cho các enzyme chống oxy hoá của gan, glutathione không bị tụt xuống thấp, bảo vệ các tế bào gan khỏi sự tấn công của các chất độc trong rượu bia khi uống.
3. Gừng tươi
Trong đông y, gừng là vị thuốc có tính nóng, làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Để chống say rượu, dùng 60g củ gừng tươi thái thành lát mỏng, thêm 1 thìa mật ong pha cùng nước sôi để uống. Để giải rượu nhanh hơn, có thể dùng 60g, 15g đường, 15g gừng, giã nát, hòa lẫn với nhau rồi uống.
4. Quả cau
Loại quả thường xuất hiện trên mâm quả cúng gia tiên ngày Tết này có chứa nhiều tannin thúc đẩy quá trình tiêu hóa của cơ thể, lợi tiểu, tăng tốc độ giải rượu. Bạn hãy dùng 50g quả cau tươi, bỏ vỏ xanh, bỏ hạt, 6g cam thảo thái lái, 6g cam thảo sao vàng hãm với nước sôi trong bình kín trong khoảng 15-20 phút, uống nhiều lần.
5. Giá đỗ
Giá đỗ có vị the, tính mát, công dụng thanh nhiệt giải độc, hạ hỏa, thông tiểu, tiêu thực, trị chứng đầy bụng có khả năng giải độc. Những người bị say rượu chỉ cần nhai 100g giá sống hoặc giã nát giá, vắt nước uống không còn cảm giác đau đầu, đầy bụng, nôn nao, khó chịu.
6. Củ cải trắng
Vị ngọt, hơi cay, đắng không chỉ kích thích ngon miệng mà trong y học dân gian, củ cải tươi còn có tác dụng lọc gan và lọc thận, công hiệu khi giải rượu. Bài thuốc từ củ cải tươi khá đơn giản, dễ làm: 500g củ cải, rửa sạch, gọt vỏ, ép lấy nước, uống thay trà. Uống liên tục khoảng 3 ly nước ép củ cải, bạn không chỉ giã rượu và khử được hết mùi rượu. Có thể thêm đường vào nước củ cải cho dễ uống. Nếu không muốn rơi vào tình trạng say rượu, bạn nên ăn nhiều món salad củ cải trắng thái sợi, trộn cùng giấm, đường trong khi uống.