Đồng Hỷ nỗ lực thực hiện công tác giảm nghèo

26/12/2024 14:08

MTNN Đồng Hỷ là địa phương có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm tới 54%, địa hình chủ yếu là đồi núi, kinh tế của người dân dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Bởi vậy, công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân luôn được cấp ủy, chính quyền huyện quan tâm. Năm 2024, tỷ lệ nghèo đa chiều toàn huyện giảm 2,79% (vượt 32% so với kế hoạch).

Được hỗ trợ bò sinh sản, gia đình bà Bàn Thị Đào, xóm Cao Phong, xã Hợp Tiến, đã thoát nghèo.

Ông Ngô Xuân Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Hỷ, thông tin: Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, UBND huyện Đồng Hỷ đã đề ra nhiều giải pháp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo… Hằng năm, UBND huyện đều giao nhiệm vụ cho các phòng, đơn vị liên quan chỉ đạo chính quyền 14 xã, thị trấn điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo, phân tích nguyên nhân dẫn đến hoàn cảnh khó khăn của các nhóm đối tượng, từ đó đề ra giải pháp và có chính sách hỗ trợ sát thực, phù hợp.

Huyện cũng tăng cường tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo nhằm nâng cao nhận thức, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, phát huy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân. - Ông Ngô Xuân Huy

Song song với đó, UBND huyện cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND các xã, thị trấn thực hiện việc lồng ghép đầu tư sử dụng hiệu quả, giải ngân 19,3 tỷ đồng vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới; 39,4 tỷ đồng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Ngoài ra, huyện cũng huy động sự vào cuộc của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng nhiều phong trào, mô hình thiết thực như: Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo về cây con giống, kỹ thuật sản xuất, ngày công, trợ giúp pháp lý, thông tin… Trong đó, tập trung vào những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao, những xã phấn đấu về đích nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao...

Quan tâm đến đời sống, vật chất, và tinh thần cho người dân vùng khó khăn là giải pháp giúp người dân vươn lên thoát nghèo, cận nghèo. 

Đơn cử như xã Văn Lăng, địa phương phấn đấu về đích nông thôn mới (NTM) trong năm 2024 và cũng là xã khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cao nhất huyện (trên 30,9%). Để về đích, xã phải đưa tỷ lệ hộ nghèo đa chiều xuống dưới 13% (tương đương với giảm 237 hộ nghèo, cận nghèo - không bao gồm hộ không có khả năng lao động).

Để hỗ trợ Văn Lăng, thời gian qua, UBND huyện Đồng Hỷ đã thành lập tổ công tác trợ giúp địa phương trong công tác rà soát, đánh giá, phân loại nguyên nhân nghèo theo từng nhóm tiêu chí. Qua khảo sát, xã có 254 hộ có khả năng thoát nghèo trong năm 2024.

Để giúp các hộ này thoát nghèo, UBND huyện đã triển khai đợt cao điểm chung sức xây dựng xã Văn Lăng đạt chuẩn NTM, huy động được gần 1,2 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 26 nhà ở, công trình vệ sinh; mở rộng mới 27m đường giao thông, hỗ trợ sinh kế cho người dân... Ngoài ra, UBND huyện cũng huy động từ các đơn vị trong tỉnh hỗ trợ các hộ khó khăn bằng nhiều hình thức: Tổ chức các lớp dạy nghề may, nghề nấu ăn cho người dân; hỗ trợ kinh phí xây sửa nhà...

Anh Ngô Văn Mùi, người dân tộc Mông ở xóm Tam Va, một trong những hộ nghèo được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà: Tôi không có công việc ổn định, “gà trống nuôi 2 con” rất khó khăn. Gia đình tôi được Hội Chữ thập đỏ tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng, Huyện đoàn và Hội Chữ thập đỏ huyện vận động cán bộ, người dân cùng hỗ trợ ngày công, ngôi nhà mới rộng 80m2 đã sớm hoàn thành.

Gia đình anh Ngô Văn Mùi, ở xóm Tam Va, xã Văn Lăng (Đồng Hỷ), được các cấp, ngành quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà mới.

Với sự chung sức đồng lòng của chính quyền và người dân, cùng sự hỗ trợ của các cấp ngành, xã Văn Lăng đã về đích NTM và giảm số hộ nghèo, cận nghèo theo mục tiêu đề ra. Hiện nay toàn xã còn 222 hộ nghèo (trong đó có 46 hộ không có khả năng lao động) và 45 hộ cận nghèo (trong đó có 13 hộ không có khả năng lao động). Tỷ lệ nghèo đa chiều của xã giảm xuống còn 12,81%.

Cùng với Văn Lăng, 13 xã, thị trấn khác cũng đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác giảm nghèo, góp phần giúp kết quả chung của toàn huyện vượt kế hoạch đề ra. Năm 2024, toàn huyện có 410 hộ thoát nghèo và 253 hộ thoát cận nghèo; tỷ lệ nghèo đa chiều của huyện giảm từ 9,95% xuống còn 7,16%. Năm 2025, huyện Đồng Hỷ phấn đấu giảm 1% tỷ lệ nghèo đa chiều.

Nguồn baothainguyen.vn
Link bài gốc

https://baothainguyen.vn/xa-hoi/202412/dong-hy-no-luc-thuc-hien-cong-tac-giam-ngheo-67b0372/

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chương trình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cam Lâm: Hiệu quả từ mô hình sinh kế nuôi bò sinh sản

Năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trên địa bàn huyện Cam Lâm đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, thông qua việc hỗ trợ sinh kế, hàng trăm con bò sinh sản đã được trao đến tay người dân. Tiếp thêm sức mạnh, trợ lực kịp thời cho các hộ khó khăn trên hành trình thoát nghèo bền vững và từng bước ổn định về kinh tế.

Từ năm 2006, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam luôn ở mức trên 110

Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034 và tăng lên 2,5 triệu vào năm 2059. Nếu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam tiếp tục gia tăng và không được kiểm soát sẽ để lại những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, kinh tế, thậm chí cả an ninh, chính trị.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com