Đau nhức xương khớp, dùng lá thuốc Nam hiệu quả không ngờ

14/08/2019 11:15

MTNN Đau nhức xương khớp là căn bệnh nhiều người thường gặp, nhất là lúc trái gió trở trời.

Người có các vết thương cũ cũng rất nhạy cảm với thời tiết. Khi chuyển mùa, hoặc mưa bão giông tố, họ thấy mỏi mệt, khó ngủ... Nhiều người phải tìm đến thuốc Tây để qua cơn đau nhức, tuy nhiên dùng thường xuyên thuốc hóa chất vào người rất độc hại, nhất là hại gan. Nên việc lựa chọn giải pháp thiên nhiên thường được mọi người yêu chuộng vì an toàn mà hiệu quả không kém.

Bác Thái Văn M. ở thôn 6, xã Hòa Sơn, H.Krong Bong, tỉnh Đắk Lắk, là cựu chiến binh, thương binh hạng ba. Bác bị thương một bàn chân và vài chỗ thương tích trên mình. Đến nay bác xuất ngũ đã khá lâu, công việc hiện tại cũng nhàn nhạ, nhưng các chứng đau nhức xương khớp của bác cứ xảy ra thường xuyên. Lúc đầu hễ đau nhức là bác ghé tiệm thuốc Tây mua vài liều thuốc uống cho đỡ đau. Nhưng về sau có lẽ do lờn thuốc, uống xong chỉ đỡ được một lúc là đau lại liền. Bác cũng nghe nói uống nhiều thuốc giảm đau như vậy rất dễ hại gan nên không dám uống nữa.

Tình cờ trong một lần đi uống cà phê, bác nghe được câu chuyện từ bàn kế bên, có chỗ Đông y kia hay hay, tư vấn miễn phí về sức khỏe, bệnh tật và đặc biệt là họ hay giúp cho người bệnh ở xa những giải pháp thiên nhiên để bà con tự làm mà cứu lấy bản thân. Bác lân la đến hỏi địa chỉ và số điện thoại tìm gọi đến chỗ Đông y ấy xem sao. Thế là bác M. nhanh chóng được kết nối với một phòng thuốc Nam cũng không xa lắm trong khu vực phía nam.

Tiếp bác bên kia là giọng 1 người nam trạc tuổi ngũ tuần, sau khi bác giới thiệu đôi chút về bản thân, rồi bác mới bộc bạch tình trạng sức khỏe của mình và quá trình tìm kiếm giải pháp trị đau nhức xưa nay. Nghe xong vị thầy Đông y cẩn thận hỏi han một số điều liên quan, sau đó ông lưỡng lự đôi chút và giới thiệu luôn với bác M. một loại cây thuốc vườn mà bác có thể tự chế biến để làm thuốc cho bản thân được. Vị thuốc ấy sẽ giúp bác êm dịu giảm đau mà không sợ lệ thuộc cũng như không có tác dụng phụ gì.

Đó là cây ngũ trảo, một loại cây mọc hoang hay được trồng trong vườn nhà như một loại cây cảnh, cây thuốc. Cây tầm thước cao khoảng 4 - 5 mét, có tán rộng che mát cả khoảng sân, quanh năm xanh tốt, rất ít rụng lá. Bộ phận dùng làm thuốc là lá và vỏ cây, tùy theo bài thuốc có thể sắc nước uống tươi, hoặc sao vàng hạ thổ phối hợp với những vị khác, hoặc xao nóng đắp với muối vào chỗ đau, hoặc phơi khô lót nằm cũng giúp ngủ ngon và giảm đau mình mẩy.

Bác M. nghe đầy đủ câu chuyện về cây thuốc trị đau nhức như thế, từ mô tả nhận biết cây thuốc đến cách dùng ra làm sao một cách rất đầy đủ và dễ hiểu. Sau đó vị thầy thuốc còn lưu ý thêm cách làm tấm đệm bằng lá ngũ trảo rất hiệu quả với căn bệnh mạn tính đau nhức của bác. Cuối cùng vị ấy còn cẩn thận lấy hình ảnh cây thuốc ra gửi cho bác xem thật rõ nét và chỉ dẫn cách nhận diện, phân biệt với những cây thuốc khác gần giống ra sao.

Lá ngũ trảo đã hái đem về rửa sạch bằng nước thường, không dùng xà phòng, sau đó phơi hong cho khô trong hiên nhà, không để trực tiếp dưới nắng vì lá sẽ mất chất, khô quá và giòn. Cần giữ lại một chút màu xanh, một chút độ dẻo của lá, để khi lót nằm lá không bị vụn ra.

Rồi bác cắt bỏ gân lá, kết lại bằng chỉ thành một tấm đệm rất công phu, làm đúng như những gì bên phòng thuốc Nam hướng dẫn riêng cho bác. Thế là bác mất mấy ngày trời mới xong một tấm đệm kích thước 0.8 x 1.8 mét, dày chỉ có 3 cm, rồi lót tấm đệm ấy lên giường. Bác cẩn thận phủ lên một lớp vải ga mỏng và sau đó nằm ngủ trên tấm nệm ngũ trảo này.

Cảm nhận đầu tiên đúng là ấm áp, mùi lá cây nhè nhẹ làm thơm cả phòng, nằm trên ấy cảm giác dễ chịu, cơ bắp già teo tóp có vẻ thư giãn và dìu dịu đưa bác vào giấc ngủ. Khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau bác mới biết chất lượng giấc ngủ tuyệt vời của đêm hôm qua.

Từ hôm đó trở đi, bác thấy chuyện đau nhức như lui hẳn. Chiếc giường ngũ trảo giờ đây thân thiết và gần gũi với bác.

Cây ngũ trảo là một vị thuốc vườn, thường được các thầy lang xưa dùng bó các vết bầm dập, giúp giảm đau kháng viêm. Nước sắc còn trị ho, trợ tiêu hóa rất tốt. Cây còn được dùng chữa bong gân sưng trật cho hiệu quả nhanh. Ngoài ra cây còn dùng trong trường hợp điều trị đau nhức xương khớp thường xuyên, da có các vết bầm dập, chấn thương hoặc mỏi mệt do cảm mạo phong hàn.

Theo Đông y, cây ngũ trảo có vị đắng nhẹ hơi the, giảm sốt, giảm đau, tính ấm, thanh nhiệt, trừ thấp, trợ tiêu hóa, thông mạch và có mùi thơm. Cây còn dùng chữa bại liệt, tai biến mạch máu do thuyên tắc, viêm khớp đau nhức toàn thân, trị cảm lạnh. Bộ phận dùng làm thuốc thường là lá tươi, hoặc vỏ cây, có thể đắp hoặc nấu nước uống. Sau khi hái về xao sắc hạ thổ và dùng luôn.

Ngoài ra lá ngũ trảo khô còn dùng lót giường nằm thay nệm, có tác dụng trừ phong khử hàn, làm cho cơ thể dễ chịu, dễ ngủ, tránh đau nhức, nhất là những người có dấu hiệu đau lưng, thoái hóa đốt sống hoặc người hay bị đau vai mỏi gáy và có nhiều trường hợp có vết thương tích cũ trước đây.

Cây ngũ trảo thích mọc ở xứ nóng ẩm nhiệt đới, cây ưa ánh nắng, thường mọc ở bờ kênh, bìa rừng. Cây thân gỗ chắc khỏe mà không quá cao nên chịu được gió mưa bão. Cây trồng trong sân nhà sẽ cho bóng mát và xanh tươi quanh năm, nên nhiều người thích trồng làm cảnh góc sân trước nhà.

Cách sử dụng lá cây ngũ trảo

1/ Chữa đau nhức: dùng 40-50 gam lá tươi, rửa sạch, thêm nửa lít nước đun sôi 20 phút chế ra uống làm hai lần trong ngày. Nếu biết sẽ có chuyện bị đau nhức thì có thể uống trước đó vài ngày, như đau bụng kinh…

2/ Dùng xông trị cảm mạo, chảy mũi, nhức đầu: hái một nắm lá ngũ trảo tươi (khoảng 100 gam), cùng với lá sả, lá tre, lá bưởi, lá chanh, lá ngải cứu, lá gừng mỗi loại khoảng 30-40g đem rửa sạch cho vào nồi thêm 5 lít nước đun sôi và trùm mền xông từ từ vào mặt, mũi, ngực cho đến khi nồi nước hết hơi nóng. Cơ thể sẽ nhẹ nhàng, cảm mạo lui xa.

3/ Chữa bong gân, sưng, viêm khớp: dùng 100 gam lá ngũ trảo tươi, rửa sạch, xao nóng bó vào chỗ đau, khi nguội có thể xao lại và bó tiếp cho đến khi hết đau.

4/ Trị đau nhức nhiều như đau gai cột sống, đau do viêm xương, hoặc chấn thương trong xương: dùng vỏ cây ngũ trảo, 15-20 gam sắc uống ngày hai lần, song song có thể dùng lá ngũ trảo xao nóng đắp (bó) vào bên ngoài chỗ đau.

DS. Nguyễn Đức Châu

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cách giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn

​Mặc dù tốc độ tiêu hóa phụ thuộc chủ yếu vào cơ chế tự nhiên của cơ thể, nhưng có một số điều bạn có thể làm tăng tốc độ và chất lượng tiêu hóa của bạn.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com