Cảnh báo khi sử dụng Internet Banking

04/05/2024 08:56

MTNN Sử dụng Internet Banking, một khách hàng khi chuyển tiền từ BIDV đến Vietinbank chỉ nhập tên người thụ hưởng nhưng lệnh chuyển tiền vẫn được giao dịch thành công. Và tiền đã đến một tài khoản khác cũng của Vietinbank cùng tên với người thụ hưởng.

Chị Nguyễn Thị Hạnh (công tác trong ngành Xây dựng, tại Hà Nội) là chủ tài khoản số 120xxx1772 của Ngân hàng BIDV; chị thường xuyên dùng dịch vụ Internet Banking trên điện thoại (SmartBanking) vì tính tiện lợi của nó.

Lúc 14h13 ngày 25/4/2024, chị có chuyển 4 triệu đồng từ tài khoản BIDV của mình cho anh Lý Ngọc Thanh (cũng công tác trong ngành Xây dựng, tại Hà Nội) là chủ tài khoản Vietinbank số 107xxx499.

Khi thao tác nhập số tài khoản của người thụ hưởng, như những lần giao dịch trước, chị nhập tên Lyngocthanh (đã lưu số tài khoản vào danh bạ) chứ không nhập số tài khoản, tuy nhiên SmartBanking vẫn nhận tên Lyngocthanh/LY NGOC THANH và giao dịch thông báo thành công, tài khoản thông báo bị trừ 4 triệu đồng.

Giao dịch lần 1.

03 phút sau, lúc 14h16, chị giao dịch tiếp lần 2 với anh Lý Ngọc Thanh, chuyển tiền 2 triệu đồng, cũng với thao tác như lần 1. Thông báo giao dịch thành công, tài khoản thông báo bị trừ 2 triệu đồng.

Đến 15h19 cùng ngày, chị Hạnh giao dịch tiếp lần 3 với anh Lý Ngọc Thanh với số tiền 2 triệu đồng, thao tác cũng như 2 lần trên. Lần này cũng nhận thông báo giao dịch thành công và tài khoản thông báo bị trừ 2 triệu đồng. Tuy nhiên, khi hỏi lại anh Lý Ngọc Thanh thì anh Thanh cho biết không thấy thông báo tiền đến.

Sau đó đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 01/5 nên chị Hạnh không hỏi lại ngân hàng. Sáng 02/5, chị Hạnh có liên lạc với Ngân hàng BIDV thì được biết 3 lần giao dịch chuyển tiền của chị đến Vietinbank đều thành công và hiển thị tên người thụ hưởng là LY NGOC THANH chứ không hiển thị số tài khoản.

14h30 ngày 02/5, anh Lý Ngọc Thanh và chị Nguyễn Thị Hạnh có đến Phòng giao dịch Bà Triệu của Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Thanh Xuân (306 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) để hỏi về “đường đi” số tiền đã chuyển khoản.

Giao dịch lần 2.

Tại đây, nhân viên Vietinbank xác nhận số tiền 8 triệu đồng do chị Nguyễn Thị Hạnh chuyển khoản 3 lần từ BIDV đã đến một tài khoản khác của Vietinbank cũng mang tên LY NGOC THANH; và số tiền này đã được khách hàng đó rút khỏi tài khoản.

Nhân viên Vietinbank có hướng dẫn: Để lấy lại được số tiền chuyển khoản nhầm, chị Hạnh cần báo BIDV tra soát lại giao dịch mà chị đã chuyển khoản đến tài khoản LY NGOC THANH. Khi có đề nghị từ BIDV về việc chuyển nhầm, Vietinbank sẽ thông báo đến tài khoản LY NGOC THANH đã chuyển nhầm để yêu cầu họ trả lại số tiền 8 triệu đồng đã nhận được từ chị Hạnh do chuyển nhầm.

Như vậy, có thể thấy, trong giao dịch Internet Banking của các ngân hàng tính an toàn không cao và lỗi rủi ro cho khách hàng là rất lớn nếu thao tác nhầm, như trường hợp của chị Hạnh kể trên.

Giao dịch lần 3.

Người không am hiểu về dịch vụ của ngân hàng thì cũng thể hiểu được mã hóa số tài khoản với tên của chủ tài khoản cũng như lưu số điện thoại trên thiết bị điện thoại di động, mỗi số ứng với tên người sử dụng chúng.

Ở trường hợp chị Nguyễn Thị Hạnh chuyển tiền cho anh Lý Ngọc Thanh, nếu ở Vietinbank nhiều tài khoản có tên LY NGOC THANH thì phải yêu cầu số tài khoản nào mới cho chuyển.

Ở trường hợp này, không yêu cầu số tài khoản tiền vẫn chuyển, tiền sẽ “nhảy” vào một trong những khách hàng có tên LY NGOC THANH, và ông/bà LY NGOC THANH nào đó được hưởng thụ một khoản tiền “từ trên trời rơi xuống”.

Vẫn biết, sự cố chuyển nhầm trên là do thao tác sai của người chuyển tiền. Nhưng qua sự việc của mình, chị Hạnh cũng lên tiếng cảnh báo cho khách hàng sử dụng dịch vụ Internet Banking biết mà phòng thân, khi chuyển khoản cần nhập số tài khoản chứ đừng chủ quan nhập tên định danh.

Thiết nghĩ, sau sự việc này, các ngân hàng cần rà soát lại tính an toàn của dịch vụ Internet Banking để bảo đảm quyền lợi cho khách hàng.

Nguồn tapchixaydung.vn
Link bài gốc

https://tapchixaydung.vn/canh-bao-khi-su-dung-internet-banking-20201224000023299.html?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTEAAR2szeOVdXirw0lyKrF3GLkXuyLWWRf76AArEc0JvRd0O6XOFYILIqmxD9A_aem_AWrnD86a3nRoMfrcDDVyNPWS3BsiXazbiN8xjjwyc5QiCSx8XaGMHSZlGKUG7ujRPkSoyW9Bs2sKGEzI-hb0A-Nw

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com