Bình Định: Chính thức khởi động chương trình phân loại rác thải tại nguồn

24/09/2024 09:00

MTNN UBND TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức Hội thảo khởi động Chương trình phân loại rác tại nguồn tại Thành phố Quy Nhơn.

Chương trình Phân loại rác tại nguồn là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, cải thiện quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam, đặc biệt là như khu vực Quy Nhơn…

Chương trình nằm trong Dự án Nhân rộng các Mô hình quản lý chất thải tổng hợp thông qua trao quyền cho các lao động thuộc khu vực phi chính thức và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn (Dự án do Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam, UNDP tại Việt Nam tài trợ).

Đại diện Công ty cổ phần Nhựa tái chế Duy Tân và Công ty cổ phần Môi trường Bình Định ký kết hợp đồng nguyên tắc về việc mua bán phế liệu nhựa.

Ông Nguyễn Đức Toàn, Phó chủ tịch UBND TP. Quy Nhơn cho biết, trước mắt TP. Quy Nhơn sẽ thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn 2 phường là Nguyễn Văn Cừ và Ngô Mây với mục tiêu ít nhất 50% số hộ dân tham gia thực hiện. Và chương trình sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 1/10/2024. Đối tượng thực hiện là các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Phát biểu tại buổi khởi động chương trình, ông Nguyễn Đức Toàn, Phó chủ tịch UBND TP Quy Nhơn, nhấn mạnh: “Quy Nhơn tự hào đã được trao giải thưởng Thành phố du lịch sạch ASEAN năm 2020 và tiếp tục đạt Giải thưởng Thành phố du lịch sạch ASEAN giai đoạn 2024-2026. Thông qua Chương trình Phân loại rác tại nguồn, chúng tôi cam kết giữ vững danh hiệu này và đảm bảo rằng thành phố của chúng tôi sẽ tiếp tục là chuẩn mực của sự bền vững về môi trường. Bằng cách thí điểm chương trình tại hai phường và mở rộng toàn thành phố vào năm 2025, chúng tôi đặt mục tiêu cải thiện đáng kể các thực tiễn quản lý rác thải, góp phần vào môi trường sạch hơn và phát triển lâu dài của thành phố”.

Theo ông Hoàng, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên phạm vi toàn tỉnh trong năm 2023 khoảng 1.050 tấn/ ngày. Trong đó, khu vực đô thị phát sinh khoảng 580 tấn/ ngày; khu vực nông thôn khoảng 470 tấn/ ngày.

Chương trình Phân loại rác tại nguồn là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, cải thiện quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam, đặc biệt là như khu vực Quy Nhơn…

Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển của tỉnh đạt 73,1%, trong đó, đô thị đạt 86,04%, tại nông thôn đạt 57,13%. Tuy nhiên, hầu hết chất thải rắn sinh hoạt sau khi thu gom đều được xử lý bằng hình thức chôn lấp.

Quan đó, tỉnh Bình Định đặt mục tiêu đến năm 2030, 95% chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và 90% chất thải rắn sinh hoạt tại nông thôn sẽ được thu gom và xử lý theo quy định.

Cùng với đó, về phương pháp xử lý, Bình Định hướng đến việc hiện đại hóa công nghệ xử lý chất thải rắn, hướng đến giảm tỷ lệ chôn lấp, xử lý rác gắn với thu hồi năng lượng để phát điện…

Bà Mette Møglestue, Phó Đại sứ Na Uy tại Việt Nam chia sẻ: “Phân loại rác tại nguồn là yếu tố quan trọng cho quản lý rác thải và tái chế. Đây là nền tảng cho bất kỳ sự can thiệp hệ thống nào dọc theo chuỗi giá trị rác thải. Đổi mới là điều cần thiết cho một hệ thống quản lý rác thải thông minh, tốt hơn và hiệu quả hơn”. Bà cũng nhấn mạnh sự hỗ trợ liên tục của Na Uy đối với các nỗ lực phát triển kinh tế tuần hoàn và quản lý rác thải tại Việt Nam, đặc biệt là tại những khu vực như Quy Nhơn.

Tại hội thảo, UBND TP. Quy Nhơn đã bàn giao 4 xe tải điện chở rác tái chế do UNDP tặng cho Công ty cổ phần Môi trường Bình Định phục vụ công tác vận chuyển riêng các loại rác tái chế từ các điểm thu gom về cơ sở xử lý tại Khu xử lý chất thải rắn Long Mỹ. Ngoài ra, Công ty cổ phần Nhựa tái chế Duy Tân và Công ty cổ phần Môi trường Bình Định đã ký kết hợp đồng nguyên tắc về việc mua bán phế liệu nhựa.

Trong khuôn khổ hội thảo, tại Khu xử lý chất thải rắn Long Mỹ (TP.Quy Nhơn), Công ty cổ phần Môi trường Bình Định tổ chức Lễ khánh thành Cơ sở thu hồi vật liệu (MRF). MRF thuộc thỏa thuận hợp tác giữa UNDP, Ban Quản lý Phi dự án TP Quy Nhơn và Công ty cổ phần Môi trường Bình Định.

Nhà xưởng MRF được khởi công xây dựng từ ngày 3/7/2024, có diện tích 0,1 ha, tổng mức đầu tư xây dựng khoảng 2,8 tỷ đồng. Mục tiêu, MRF sẽ thu gom khoảng 4 tấn nhựa/ngày từ nhiều nguồn để tiến hành sơ chế và phân loại thành các loại nhựa làm nguyên liệu cho quá trình tái chế hạt nhựa…

Ông Nguyễn Tấn Nghĩa, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định, cho biết: “Với việc vận hành Cơ sở thu hồi Vật liệu (MRF), chúng tôi đặt mục tiêu thu hồi khoảng 4 tấn rác thải nhựa mỗi ngày, ngăn chúng bị đưa vào bãi chôn lấp hoặc rò rỉ ra môi trường. Sáng kiến này sẽ tạo ra các việc làm xanh cho cả lao động chính thức và phi chính thức, đồng thời góp phần xây dựng nền kinh tế tuần hoàn phát thải thấp tại thành phố Quy Nhơn…”

Trọng Nghị

Nguồn kinhtemoitruong.vn
Link bài gốc

https://kinhtemoitruong.vn/binh-dinh-chinh-thuc-khoi-dong-chuong-trinh-phan-loai-rac-thai-tai-nguon-93510.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giải pháp nào giúp cải thiện môi trường chăn nuôi sau bão lũ?

Sau bão lũ, tình trạng chuồng trại ẩm ướt và môi trường bị ô nhiễm gây nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Việc dọn dẹp, xử lý vệ sinh môi trường sau bão lũ có ý nghĩa rất quan trọng đến phục hồi ngành chăn nuôi.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com