Bệnh viện chưa đóng tiền cũng được khám, làm kỹ thuật cận lâm sàng

01/11/2019 08:01

MTNN Bệnh nhân đến khám và thực hiện hết các kỹ thuật cận lâm sàng mà bác sĩ chỉ định (nếu có) không phải đóng tiền. Một quy trình khám, chữa bệnh khá “độc đáo” này đang góp phần làm giảm tải cũng như rút ngắn thời gian chờ đợi khám, chữa bệnh của bệnh nhân.

Khám bệnh xong mới đóng tiền

Trong khi nhiều bệnh viện lớn trên cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng, mỗi khi bệnh nhân đến khám hay thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng đều phải đóng tiền trước. Như vậy, mỗi bệnh nhân khám bệnh, ít nhất phải 2 lần “dài cổ” chờ đóng tiền, đó là đóng tiền trước khi khám và đóng tiền trước khi nhận thuốc; còn nếu phải thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng thì không biết bệnh nhân phải chờ “dài cổ” đến bao nhiêu lần để đóng tiền viện phí.

Thực tế ấy đang diễn ra tại nhiều bệnh viện lớn, khiến không ít bệnh nhân tỏ ra ngán ngẩm, khó chịu vì mất thời gian. Thời gian chờ đóng tiền có khi còn nhiều hơn cả thời gian khám bệnh hay làm các kỹ thuật cận lâm sàng. Nhiều bệnh nhân cũng đã phán ánh nỗi bức xúc này qua các ki-ốt khảo sát sự không hài lòng của người bệnh đặt tại các bệnh viện.

Trong lúc, nhiều bệnh viện lớn đang còn loay hoay, tìm ra lời giải cho bài toán này thì Bệnh viện quận Phú Nhuận - một bệnh viện đang còn là hạng 3 ở tuyến quận đã giải bài toán ấy rất hiệu quả từ nhiều tháng qua.

Dù cơ sở vật chất còn nhỏ hẹp, nhưng lượng bệnh nhân đến khám ngoại trú tại Bệnh viện Phú Nhuận (TP.HCM) khá đông, trung bình mỗi ngày ở đây lên đến trên 1.000 bệnh nhân, nhưng gần như không bao giờ bị tắc nghẽn bệnh nhân bởi một quy trình khám, chữa bệnh khép kín rất “độc đáo” là “thu viện phí 1 lần. Tất cả bệnh nhân đến đây khám, chữa bệnh ngoại trú đều chỉ đóng tiền viện phí 1 lần. Bệnh nhân có thể khám một hoặc nhiều chuyên khoa, thực hiện một hoặc nhiều kỹ thuật cận lâm sàng và nhận thuốc cũng chỉ đóng tiền 1 lần.

Theo BS.CK2 Võ Văn Minh - Giám đốc Bệnh viện quận Phú Nhuận (TP.HCM), để làm được việc làm này, đội ngũ công nghệ thông tin của bệnh viện đã nghiên cứu một phần mềm kết nối tất cả dữ liệu của bệnh nhân ở các khoa, phòng mà bệnh nhân đến khám, thực hiện kỹ thuật cận lâm sàng cũng như đơn thuốc mà bác sĩ kê với quầy thu viện phí.

"Với quy trình này, bệnh nhân sau khi khám, thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng và bác sĩ kê đơn thuốc xong mới đến quầy viện phí để thanh toán tiền rồi lấy thuốc ra về”, bác sĩ Minh nói.

Các nhân viên khoa Dược, soạn sẵn thuốc trước khi bệnh nhân đến nhận - Ảnh: PV

Bà N.T.H.(60 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết, bà bị bệnh tiểu đường thường xuyên khám định kỳ và lấy thuốc tại đây. Mỗi lần khám, lấy thuốc phải chờ mất cả buổi nên không dám nhờ con trai đưa đi khám, bà phải tự thuê xe ôm đi một mình.

“Trước đây, mỗi lần con trai tui đưa đi khám là nó không đi làm được buổi sáng, vì chờ khám, lấy thuốc xong là mất cả buổi, nên tui không nhờ nó đưa đi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, bệnh viện này khám, cấp thuốc rất nhanh nên tui nhờ nó đưa đi cho đỡ tốn tiền xe ôm. Giờ đây, cứ đến lịch hẹn là 6 giờ sáng con tui đưa đến đây khám, đóng tiền lấy thuốc vẫn còn kịp giờ làm buổi sáng của nó”, bà H. phân trần.

Không nộp đơn thuốc cũng có thuốc

Có một điều rất đặc biệt ở quy trình “thu viện phí 1 lần” này là bệnh nhân chưa đưa đơn thuốc mà bác sĩ kê cho mình thì nhân viên quầy cấp phát thuốc đã chuẩn bị sẵn một bịch thuốc cho bệnh nhân như trong đơn bác sĩ đã kê. Vì vậy, khi tới lấy chỉ việc đưa đơn thuốc là bệnh nhân có thuốc mang về.

Dược sĩ Trần Thị Minh Tâm - Trưởng khoa Dược, Bệnh viện quận Phú Nhuận cho biết, sở dĩ có được điều này là sau khi bác sĩ kê đơn thuốc cho bệnh nhân (có cả số thứ tự), lập tức những đơn thuốc này được chuyển ngay đến khoa Dược thông qua một phần mềm truyền dữ liệu. Do đó, trong thời gian bệnh nhân đóng viện phí, các nhân viên y tế ở đây đã soạn thuốc sẵn và ấn số thứ tự bệnh nhân hiện lên màn hình. Bệnh nhân đến đây, thấy số thứ tự của mình hiện lên chỉ việc đưa đơn thuốc là lấy thuốc mang về.

Điều này khác xa với quy trình nhận thuốc khá rườm rà hiện nay tại các bệnh viện công khiến bệnh nhân phải chen lấn nhau nộp đơn thuốc nên xảy ra xô đẩy rồi còn mòn mỏi chờ đợi gọi tên lấy thuốc. Vì hiện nay, hầu hết các bệnh viện công đều áp dụng quy trình nhận thuốc như sau: bệnh nhân hoàn tất mọi thủ tục khám, được bác sĩ kê đơn sẽ phải mang nộp đơn thuốc vào khoa Dược. Lúc này bộ phận thu phí sẽ kiểm tra toa thuốc và nhập máy, sau đó người bệnh nhận lại toa thuốc và đóng tiền (nếu có). Đơn của bệnh nhân sau đó được chuyển tới bộ phận soạn thuốc để giao cho người bệnh nhận và kiểm tra trước khi ra về.

Bệnh nhân chỉ cần đưa đơn thuốc là nhận thuốc mang về - Ảnh: PV

Bác sĩ Võ Văn Minh cho biết, do khuôn viên khá nhỏ, bệnh viện chỉ có thể dành một khu vực để cấp phát thuốc. Trong khi đó, tất cả các bệnh nhân khám, điều trị ở của hơn 10 chuyên khoa ở bệnh viện này đều tập trung về đây để nhận thuốc khiến cho khu vực này trở nên quá tải, bệnh nhân chen chúc, xô đẩy, thậm chí “choải” nhau.

Mặt khác, việc nộp đơn thuốc khiến người bệnh rất khó xác định đúng thứ tự lãnh thuốc, dẫn đến tình trạng than phiền, bức xúc với nhân viên y tế khi người nộp đơn sau đã được nhận thuốc nhưng người nộp đơn trước vẫn phải chờ. Thêm vào đó, quy trình này nhân viên y tế khó kiểm tra ngay đơn thuốc đã được cấp phát hay chưa hoặc có sự nhầm lẫn hay không.

“Từ khi áp dụng quy trình “thu viện phí 1 lần” không chỉ giải phóng bệnh nhân ở các khoa, phòng, khu chẩn đoán cận lâm sàng mà còn giải quyết được “điểm đen” khu vực cấp phát thuốc cho bệnh nhân. Vì bệnh nhân không cần phải nộp đơn thuốc, chỉ ngồi chờ hiện số thứ tự của mình là nhận thuốc mang về, thậm chí có bệnh nhân vừa đến nơi thì số thứ tự đã hiện lên nên nhận thuốc mang về luôn, không cần ngồi đợi giây phút nào. Chính vì thế, những tháng gần đây khu vực chờ cấp phát thuốc của bệnh viện đã “ế” bệnh nhân, không còn cảnh chen chúc, xô đẩy khiến bệnh nhân bức xúc”, bác sĩ Minh chia sẻ.

Hồ Quang

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đà Nẵng công bố các cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe

Sở Y tế Đà Nẵng vừa công bố danh sách 27 cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện khám sức khỏe không có yếu tố nước ngoài; 8 cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe có yếu tố nước ngoài; 23 cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe cho người lái xe.

Nên uống thuốc hạ huyết áp trước khi đi ngủ

Theo ScienceDaily, các nhà khoa học Tây Ban Nha kết luận rằng những người dùng thuốc trị bệnh cao huyết áp nên dùng thuốc trước khi đi ngủ, như vậy, sẽ giảm được nguy cơ đau tim và đột qụy.

Phát hiện tác dụng chống ung thư phổi của fullerene

Các nhà khoa học Nga và Đài Loan đã phát hiện ra tác dụng chống ung thư của các dẫn xuất fullerene, mở ra cơ hội lớn trong việc phát triển các loại thuốc hiệu quả mới để điều trị ung thư biểu mô tế bào phổi không nhỏ (non-small-cell lung carcinoma).

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com