Bảo vệ môi trường bắt đầu từ việc thu gom, phân loại rác thải nhựa đúng cách

14/10/2024 11:01

MTNN Phân loại rác thải nhựa đúng cách có ý nghĩa quan trọng giúp hỗ trợ cải thiện hệ thống thu gom và tái chế rác hiệu quả. Việc phân loại rác thải nhựa tại nguồn sẽ góp phần làm cho môi trường sạch hơn và thúc đẩy kinh tế từ rác tái chế.

Những hiểm họa từ ô nhiễm rác thải nhựa

Hiện nay, việc xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam còn mang nhiều bất cập, đa số đều được xử lý bằng cách chôn lấp, chỉ có 10% còn lại là được tái chế. Trong khi đó, rác thải nhựa lại rất khó phân hủy ở trong môi trường tự nhiên. 

Việt Nam được xếp vào một trong những nước có lượng rác thải cao hàng đầu thế giới. Chính vì nhận thức về sự nguy hại của rác thải nhựa vẫn chưa đầy đủ, còn rất nhiều cá nhân có thói quen xả rác bừa bãi hay không phân loại rác thải ngay từ đầu nguồn dẫn đến tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Do đó, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực và nặng nề tác động trực tiếp lên môi trường sống của sinh vật và con người.

Ô nhiễm từ rác thải nhựa gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. (Ảnh minh họa)

Rác thải nhựa là những đồ dùng, vật dụng có chất liệu làm từ nhựa và không còn giá trị sử dụng. Rác thải nhựa gồm túi nilon, vỏ chai, cốc nhựa, ống hút nhựa dùng một lần… Tuổi thọ của những vật dụng chất liệu nhựa có thể lên đến hàng trăm năm. Vậy nên, khi rác thải nhựa tồn tại ở ngoài môi trường, chúng rất có hại cho đời sống của con người.

Theo Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam), rác thải nhựa không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu cho thấy, rác thải nhựa là nguồn gốc tạo ra vi nhựa - các hạt, mảnh vụn có kích thước dưới 5mm - đã được chứng minh là có thể gây hại cho sức khỏe.

Theo ông Pete Myers, giáo sư Đại học Carnegie Mellon, nhà sáng lập tổ chức Khoa học Sức khỏe Môi trường, vi nhựa có thể gây ra một số vấn đề về sinh sản, béo phì, vấn đề nội tạng và chậm phát triển ở trẻ em.

Ô nhiễm rác thải nhựa gây ô nhiễm đất, nước, không khí, và biển, từ đó, tạo điều kiện để vi nhựa theo nguồn nước, không khí hoặc các loại hải sản vào cơ thể người, gây tổn thương tế bào, gây viêm nhiễm, rối loạn tiêu hóa, dị ứng, suy giảm chức năng gan, thận.

Ngoài ra, ô nhiễm nhựa còn tác động đến ngành du lịch như gây mất mỹ quan, hủy hoại phong cảnh, dẫn tới làm giảm lượt khách. Cùng với đó, rác thải nhựa có thể vướng vào chân vịt, bánh lái, gây tắc nghẽn các ống, van nạp, gây hư hỏng tàu, tốn kém chi phí sửa chữa, gián đoạn thời gian phục vụ, tăng chi phí dọn rác tại các cầu cảng. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng xấu đến chất lượng thủy sản và các nguồn lợi từ biển cũng như làm giảm năng suất, sản lượng khai thác, tăng nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật do rác thải nhựa.

Phân loại rác thải nhựa đúng cách

Trước những tác động tiêu cực trên WWF khuyến cáo người dân và du khách thực hiện nguyên tắc 4R/4T (Từ chối - Tiết giảm - Tái sử dụng - Thu gom và phân loại rác) để giảm thiểu rác thải nhựa trong đời sống thường ngày. Việc phân loại rác là giải pháp để bảo vệ môi trường và góp phần thúc đẩy kinh tế từ rác tái chế. Đặc biệt, rác thải nhựa có thể quay trở lại dưới hình thức nguyên liệu phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất nếu được phân loại đúng cách.

Theo WWF, hầu hết các loại nhựa đều có thể tái chế nếu được phân loại. Trong đó, nhựa PET, HDPE, PP là nhóm có tỷ lệ thu gom, tái chế cao. Nhựa PET thường là các chai nước giải khát, chai nước đựng gia vị như tương, dầu ăn, dấm... Nhựa HDPE có đặc tính mờ đục thường là chai đựng mỹ phẩm, hộp đựng thuốc, dược phẩm, chai đựng sữa, hàng gia dụng. Nhựa PP gồm các loại hộp thực phẩm, nắp chai, túi dệt đựng gạo, thau chậu, bàn ghế nhựa, các loại màng trong, cảm giác giòn khi bóp trong tay, dễ xé.

Chung tay bảo vệ môi trường từ việc phân loại rác thải nhựa đúng cách. (Ảnh tư liệu)

Nhóm nhựa PVC, LDPE, PS, PC, ABS cũng có thể tái chế nhưng tỷ lệ thu gom, tái chế còn thấp. Trong đó, nhựa PVC thường là ống nước, khung cửa, vỏ bọc dây điện, ba tay, bao bì thuốc, găng tay hay áo mưa. Nhựa LDPE là nguyên liệu làm nên túi nilon, túi zip, bao bì khăn giấy, nắp hộp. Nhựa PS là các loại hộp đựng CD, hộp sữa chua, vỉ bánh kẹo, nắp cà phê mang đi, thùng xốp, xốp chèn hàng. Ngoài ra còn có màng bọc thực phẩm, các loại màng mềm, dai, khó xé.

Các loại nhựa không thể tái chế như vỏ bánh kẹo, túi snack, túi hộp có màu đen, nhựa có kích thước nhỏ như nắp chai, vòng nhựa trên chai nhựa... Những loại rác này hiện nay chủ yếu được đem ra thải bỏ ở các bãi chôn lấp hoặc đốt.

Tuy nhiên, WWF-Việt Nam khuyến cáo người dân không được tự ý đốt các loại rác này mà phải thu gom xử lý tập trung bằng công nghệ đốt rác thu hồi năng lượng tại các cơ, nhà máy xử lý đạt tiêu chuẩn. Việc đốt rác nhựa thủ công, tự phát tự nhiên có thể phát sinh khí dioxin, Furan gây ung thư rất nguy hiểm.

Cụ thể, với nguyên tắc "Từ chối", khuyến khích áp dụng trong trường hợp các sản phẩm (đặc biệt là nhựa dùng một lần) được phân phát miễn phí và phổ biến như túi ni lông hoặc ống hút nhựa. Nguyên tắc Tiết giảm thực hiện thông qua việc cân nhắc lại lối sống, nhu cầu, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần nếu có thể, ưu tiên các loại bao bì thân thiện môi trường khi đi mua sắm.

Đối với nguyên tắc "Tái sử dụng", mỗi người cần cố gắng sử dụng lặp đi lặp lại một món đồ hoặc sản phẩm càng nhiều lần càng tốt, giúp tối đa hóa chức năng và giá trị của sản phẩm trong vòng đời, tăng hiệu quả sử dụng và giảm chi phí. Với những đồ nhựa đã qua sử dụng nhưng vẫn có thể dùng lại được như chai, hộp, túi nilon đi chợ..., người tiêu dùng có thể vệ sinh sạch sẽ và giữ lại để tiếp tục sử dụng cho lần sau hoặc những mục đích khác.

Cuối cùng, cần hình thành thói quen thu gom và bỏ rác đúng nơi quy định, đồng thời phân loại rác thành ba loại gồm: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng và tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác. Việc phân loại rác tại nguồn sẽ hỗ trợ cải thiện hệ thống thu gom và tái chế rác hiệu quả hơn.

Với mục tiêu bảo vệ môi trường biển, ngăn ngừa rác thải nhựa từ nguồn và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, Kế hoạch Hành động Quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 đã đặt các mục tiêu giảm 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; 100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đây là mục tiêu tham vọng nhưng có thể đạt được nếu có sự đồng lòng và quyết tâm của người dân, du khách cũng như của các doanh nghiệp và cộng đồng tại các địa phương.

Sông Hồng

Nguồn kinhtemoitruong.vn
Link bài gốc

https://kinhtemoitruong.vn/bao-ve-moi-truong-bat-dau-tu-viec-thu-gom-phan-loai-rac-thai-nhua-dung-cach-94093.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com