3 người thiệt mạng, nhiều tài sản bị cuốn trôi do bão số 4

23/09/2024 14:43

MTNN 3 người thiệt mạng, hơn 200 ngôi nhà hư hỏng, một số diện tích lúa, hoa màu, thuỷ sản bị ngập úng, thiệt hại; gia súc, gia cầm bị chết cuốn trôi... là hậu quả do bão số 4 gây ra cho các tỉnh Trung Bộ.

Hàng nghìn hộ dân phải sơ tán vì bão số 4

Theo báo cáo của Cục Đê điều và Phòng chống thiên tai, thiệt hại do bão số 4 tính đến 7 giờ sáng ngày 23/9, có 3 người thiệt mạng do lũ cuốn tại Nghệ An (đã tìm thấy thi thể người mất tích). Về nhà ở, có 261 nhà hư hỏng (Thanh Hóa 113, Nghệ An 93, Hà Tĩnh 26, Thừa Thiên Huế 12, Quảng Nam 17)…

Bão số 4 gây thiệt hại cho các tỉnh miền Trung.

Thiệt hại về nông nghiệp do bão số 4: một số diện tích lúa, hoa màu, thủy sản bị ngập úng, thiệt hại; gia súc, gia cầm bị chết cuốn trôi. Về ngập lụt: ngập cục bộ một số vị trí đường giao thông, ngầm tràn tại khu vực trũng, thấp thuộc các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Trong 3 ngày từ 19/9 đến sáng 23/9, Khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến 150-250mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Xã Bản Mù (Yên Bái) 276mm, Lũng Vân (Hoà Bình) 343mm, Tân Kỳ (Nghệ An) 453mm, Dừa (Nghệ An) 442mm, Sơn Kim 1 (Hà Tĩnh) 306mm, Trọng Hóa (Quảng Bình) 370mm...

Tại tỉnh Quảng Bình, do ảnh hưởng của bão số 4, đến sáng 20/9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy, TP Đồng Hới đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 nhân khẩu (NK) ra khỏi vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất. Trong đó H.Minh Hóa đã phải sơ tán 626 hộ thuộc các xã Quy Đạt, Trọng Hóa và Hóa Sơn. Tại các điểm tránh trú, chính quyền các địa phương cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm, nước uống đồng thời tuyên truyền các hộ dân tuyệt đối không được chủ quan, trở về nhà khi chưa bảo đảm an toàn. Theo thống kê, tỉnh Quảng Bình ghi nhận 164 điểm sạt lở và nguy cơ sạt lở núi, khu dân cư, bờ sông, biển. Tỉnh Quảng Bình phân công lực lượng kiểm tra, rà soát 74 điểm sạt lở núi ở khu dân cư, trong đó 8 điểm nguy cơ cao xảy ra sạt lở khi có mưa lớn.

Tại tỉnh Quảng Trị, 1.073 hộ với 2.937 nhân khẩu đã được di dời. H.Cam Lộ là nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, với 644 hộ phải rời khỏi nơi cư trú. Các huyện Gio Linh, Hải Lăng và Hướng Hóa cũng có nhiều người dân phải sơ tán. Trước đó, chiều 19/9, tại hai xã Húc và Hướng Lập có nguy cơ bị sạt lở núi ở một số điểm, công an huyện Hướng Hóa, CA 2 xã trên đã phối hợp lực lượng chức năng trên địa bàn, di dời khẩn cấp 84 hộ dân ở 2 xã đến nơi an toàn.

Ở Thừa Thiên - Huế, có 283 hộ dân với 487 nhân khẩu đã được đưa đến nơi an toàn. Trước đó, do ảnh hưởng của mưa bão, để chủ động ứng phó với nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, trong ngày 19/9, công an các xã: Lộc Điền, Lộc Tiến, Lộc Trì, Lộc Bình (H.Phú Lộc), phối hợp với chính quyền địa phương đến từng hộ dân ở gần khu vực đồi núi để vận động di dời. Cũng trong ngày 19/9, hàng trăm hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số ở 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới đã được di dời đến nơi an toàn.

Hiện các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo và triển khai phương án ứng phó với vùng áp thấp và mưa lớn trong những ngày tới; các tỉnh Bắc Trung Bộ ứng phó và khắc phục hậu quả bão số 4 và mưa lũ. Trong đó tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức di dời 662 hộ/2.423 người.

Bão số 4 gây ra 77 điểm chia cắt tại các tỉnh miền Trung

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai cũng thông tin, ngập lụt và sạt lở do mưa bão số 4 đã gây ra 77 điểm chia cắt tại các tỉnh miền Trung. Trong đó, Quảng Bình ghi nhận nhiều điểm bị sạt lở, chia cắt cục bộ một số điểm (sơ bộ gồm 10 điểm), đặc biệt trên các tuyến Quốc lộ (QL) 12A, 9B, 15 và một số tuyến đường của tỉnh bị ngập sâu và sạt lở nghiêm trọng, gây gián đoạn GT. Tại một số bản làng, người dân không thể đi lại do nước dâng cao. Hiện lực lượng chức năng cắm biển báo, tuyên truyền người dân không qua lại khu vực nước chảy xiết.

Mưa liên tục những ngày qua kèm theo lượng nước lớn từ thượng nguồn đổ về khiến nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Bình bị ngập lụt cục bộ và chia cắt. Trong đó, H.Minh Hóa có 23 thôn bị chia cắt, 538 hộ bị ngập. Tại xã Tân Hóa, H.Minh Hóa, có gần 400 nhà dân bị ngập sâu từ 0,5 - 2m. Nước đang có xu hướng dâng cao, người dân đã ứng phó một cách chủ động khi chuẩn bị đồ đạc, vật dụng lên nhà phao tránh trú nhằm giảm thiệt hại về tài sản.

Mưa lớn liên tục đã làm tuyến đường vào ba bản của người Rục ở xã Thượng Hóa ngập sâu 1,5m. Hiện tại, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã cắt cử cán bộ trực, cắm biển cấm đi lại tại các ngầm tràn để bảo đảm an toàn cho người dân. Đồng thời, theo dõi sát sao diễn biến thời tiết để kịp thời ứng phó với những tình huống có thể xảy ra.

Do không khí lạnh đang tiếp tục gây mưa, nguy cơ lũ và sạt lở đất vẫn còn xảy ra ở các tỉnh miền núi Phía Bắc, Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống Thiên tai đề nghị các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ triển khai phương án ứng phó với mưa lớn; các tỉnh Nam Bộ ven sông Cửu Long rà soát phương án ứng phó với ngập, sạt lở bờ sông do triều cường và lũ về từ thượng lưu.

Các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục đảm bảo an toàn và khắc phục sự cố đê điều; khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão, tìm kiếm người mất tích, dọn dẹp, vệ sinh môi trường sớm ổn định đời sống của nhân dân; các tỉnh Bắc Trung Bộ khắc phục thiệt hại do bão số 4. Các tỉnh/thành phố ven biển chủ động triển khai phương án ứng phó với gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển.

Trong ngày 22/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận viện trợ hàng hóa đợt 2 (đèn pin, bộ dụng cụ nhà bếp, chăn,...) từ tổ chức Samaritan Purse. Đến nay, đã có hơn 35 Chính phủ các nước, tổ chức quốc tế, phi chính phủ thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cứu trợ và cam kết cứu trợ khẩn cấp khoảng 16 triệu USD để khắc phục hậu quả bão số 3.

Ngày 22/9, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả thiên tai và thăm hỏi, động viên người dân bị thiệt hại do mưa, lũ sau bão số 3 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Nguồn suckhoedoisong.vn
Link bài gốc

https://suckhoedoisong.vn/3-nguoi-thiet-mang-nhieu-tai-san-bi-cuon-troi-do-bao-so-4-169240923112414062.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giải pháp nào giúp cải thiện môi trường chăn nuôi sau bão lũ?

Sau bão lũ, tình trạng chuồng trại ẩm ướt và môi trường bị ô nhiễm gây nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Việc dọn dẹp, xử lý vệ sinh môi trường sau bão lũ có ý nghĩa rất quan trọng đến phục hồi ngành chăn nuôi.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com