Siết chặt giám sát môi trường, kiểm soát ô nhiễm nguồn nước

13/07/2025 09:38

MTNN Hiện nay, tỉnh Tây Ninh tập trung triển khai các biện pháp đồng bộ trong giám sát chặt chẽ môi trường, kiểm soát ô nhiễm nguồn nước nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái. Các ngành chức năng tăng cường thanh tra, xử lý vi phạm liên quan đến môi trường sống.

Trước thực trạng môi trường nước có nguy cơ ô nhiễm do hoạt động sản xuất, sinh hoạt và tác động từ biến đổi khí hậu, tỉnh Tây Ninh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm siết chặt công tác giám sát và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.

Thông qua việc tăng cường quan trắc định kỳ, các cơ quan chức năng có thể kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường trong chất lượng nước tại các sông, hồ, kênh mương trên địa bàn. Song song đó, tỉnh cũng đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, chế biến xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật, nhất là trong các khu công nghiệp và cụm dân cư tập trung.

Ngoài ra, chính quyền các cấp còn tích cực tuyên truyền, vận động người dân thay đổi thói quen xả thải, sử dụng nước tiết kiệm và thân thiện với môi trường. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý môi trường nước cũng đang được thúc đẩy nhằm nâng cao hiệu quả giám sát, cảnh báo sớm các nguy cơ ô nhiễm.

Thực tế hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, nước thải sinh hoạt khu vực đô thị chưa được xử lý và xả ra môi trường là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tại các kênh, rạch. Thời gian qua, việc thu gom, xử lý nước thải đô thị là vấn đề mà tỉnh quan tâm đầu tư để góp phần bảo vệ chất lượng nguồn nước.

Mặc dù vậy, các nhà máy xử lý nước thải đô thị tại địa phương chưa thể vận hành đồng loạt, trong đó có nhiều nguyên nhân như các dự án có nguồn vốn đầu tư lớn, tỉnh phải phân kỳ theo khả năng cân đối ngân sách; nhiều nơi hoàn thành nhà máy nhưng chưa có hệ thống thu gom hoàn chỉnh nên chưa có đủ lưu lượng để vận hành ổn định; tỷ lệ đấu nối hộ dân còn thấp do thói quen, chi phí và nhận thức. Lãnh đạo Sở NN&MT Tây Ninh cho biết, việc chưa vận hành đồng bộ các hệ thống xử lý nước thải đã ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường nước.

Tình trạng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt gây ảnh hưởng lớn tới môi trường tự nhiên. 

Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt chưa được xử lý xả trực tiếp ra các kênh tiêu nội đồng, suối tự nhiên, sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn, gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển, sinh sống của các loài thuỷ sản và môi trường tự nhiên.

Trước sáp nhập, tỉnh Tây Ninh cũ có 4 hồ chứa nước là Dầu Tiếng, Tha La, Nước Trong 1, Nước Trong 2; 10 trạm bơm điện, 1.759 tuyến kênh tưới, 365 tuyến kênh tiêu và 24 tuyến đê bao; phục vụ nhu cầu cấp nước tưới sản xuất nông nghiệp cho khoảng 150.270 ha/3 vụ, đáp ứng khoảng 75% diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù có hệ thống kênh rạch thuỷ lợi chằng chịt, tuy nhiên trong năm 2024, tỉnh Tây Ninh (cũ) đã ghi nhận hơn 100 “điểm nóng” ô nhiễm kênh rạch, với khối lượng rác nhựa, túi nylon, vỏ chai lọ, màng bọc nông nghiệp, thậm chí cả xác động vật… tương đối lớn, trôi nổi khắp nơi, gây tắc nghẽn dòng chảy, làm nước đổi màu, bốc mùi hôi thối.

Người dân sống ven kênh cho biết, trước đây kênh nước trong xanh, dùng để giặt giũ, vui chơi, nhưng giờ ô nhiễm nặng nề. Mùi hôi lan tỏa khắp nơi, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ thói quen “tiện tay vứt” của người dân và hệ thống thu gom chưa đáp ứng.

Bên cạnh đó, khu vực nông thôn thiếu các điểm tập kết, khu đô thị thì chưa đủ thùng rác công cộng; lực lượng thu gom rác cũng chưa kịp thời. Hậu quả là môi trường kênh rạch bị tổn thương, nước tưới bị nhiễm bẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng.

Trước thực trạng đó, ngành NN&MT đã phối hợp với Sở Xây dựng và các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh các giải pháp trọng tâm như triển khai Nghị quyết 86/2024/NQ-HĐND hỗ trợ đấu nối cho người dân; bổ sung các dự án thu gom, đấu nối vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2026-2030; chú trọng thu hút đầu tư ngoài ngân sách qua PPP, BOT, ODA; xây dựng đơn giá, định mức kỹ thuật để xã hội hoá công tác vận hành.

Tỉnh Tây Ninh đẩy mạnh quan trắc, giám sát nguồn nước. (Ảnh: LH). 

Bên cạnh đó, đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng. Trách nhiệm của các sở, ngành và địa phương cũng được xác định rõ; trong đó, Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn được giao chủ trì tham mưu quy hoạch, đầu tư các công trình thoát nước, hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị; hướng dẫn, giám sát triển khai các dự án theo quy hoạch được duyệt.

Sở Tài chính chủ trì tham mưu cân đối, bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư hệ thống xử lý nước thải; phối hợp xây dựng chính sách hỗ trợ và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

Chính quyền các địa phương cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện quy hoạch và triển khai các dự án xử lý nước thải trên địa bàn; phối hợp tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đấu nối. Thực hiện công tác vận động Nhân dân, rà soát, thống kê nhu cầu đấu nối, tạo điều kiện cho triển khai dự án và tham gia giám sát cộng đồng.

Đặc biệt, Tây Ninh chú trọng công tác đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, cũng như nâng cao nhận thức người dân về việc đấu nối nước thải sinh hoạt vào hệ thống thu gom là nhiệm vụ liên ngành. Do đó, cần đồng bộ giữa đầu tư hạ tầng, nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của người dân, doanh nghiệp để bảo vệ nguồn nước và môi trường bền vững.

Siết chặt giám sát môi trường và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước tại Tây Ninh không chỉ là giải pháp cấp thiết trước những thách thức môi trường hiện nay, mà còn thể hiện tầm nhìn lâu dài của địa phương trong chiến lược phát triển bền vững. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành và sự vào cuộc tích cực của người dân, công tác bảo vệ nguồn nước đang có chuyển biến rõ rệt.

Hệ thống quan trắc được nâng cấp, chế tài xử lý vi phạm được áp dụng nghiêm minh, đồng thời nhận thức cộng đồng về giữ gìn tài nguyên nước ngày càng được nâng cao. Tây Ninh đang từng bước xây dựng một mô hình quản lý môi trường hiệu quả, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ hệ sinh thái.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, việc đảm bảo chất lượng nguồn nước không chỉ là trách nhiệm của ngành chức năng, mà cần trở thành ý thức thường trực trong từng cộng đồng dân cư. Những kết quả bước đầu cho thấy định hướng đúng đắn của tỉnh, đồng thời là nền tảng quan trọng để Tây Ninh tiếp tục tiến xa hơn trong mục tiêu gìn giữ môi trường sống an toàn cho thế hệ mai sau.

 

 

Nguyễn Hùng

Nguồn thiennhienmoitruong.vn
Link bài gốc

https://thiennhienmoitruong.vn/siet-chat-giam-sat-moi-truong-kiem-soat-o-nhiem-nguon-nuoc.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com