Quảng Ninh tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản

12/07/2025 11:09

MTNN Tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản bản địa quý hiếm. Tỉnh chú trọng quản lý khai thác, bảo vệ sinh cảnh tự nhiên và phát triển các mô hình bảo tồn tại chỗ. Những nỗ lực này góp phần giữ gìn đa dạng sinh học và phát triển nghề cá bền vững.

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản bản địa quý hiếm, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác thủy sản, xử lý nghiêm các hành vi sử dụng ngư cụ mang tính hủy diệt như xung điện, chất nổ, chất độc. Cùng với đó, tỉnh khuyến khích nuôi thả giống thủy sản bản địa tại các hồ chứa, sông suối nhằm phục hồi quần thể tự nhiên.

Nhiều mô hình bảo tồn tại chỗ gắn với sinh kế cộng đồng đang được triển khai, góp phần nâng cao nhận thức người dân về giá trị của các loài đặc hữu. Ngoài ra, ngành chức năng đẩy mạnh công tác nghiên cứu, điều tra, đánh giá hiện trạng phân bố các loài thủy sản quý để xây dựng kế hoạch bảo tồn lâu dài. Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản bản địa không chỉ có ý nghĩa bảo vệ đa dạng sinh học mà còn góp phần duy trì bền vững nguồn sinh kế của người dân ven sông, ven biển.

Với diện tích mặt biển rộng, bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, bãi đẻ, tỉnh Quảng Ninh có nhiều thuận lợi để thủy sản phát triển. Trên tinh thần mục tiêu khai thác gắn với bảo vệ, đảm bảo môi trường biển an toàn và thuận lợi cho các loài thuỷ sản và thú biển sinh sống, nhiều năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã xúc tiến triển khai nhiều hoạt động thiết thực, tuy nhiên, vì nhiều lý do, hiệu quả của các hoạt động này đến nay chưa cao.

Trước thực tế đó, ngày 20/1/2025, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch 20 về công tác quy hoạch, quản lý bảo tồn, bảo vệ, khai thác nguồn lợi thuỷ sản và thú biển giai đoạn 2025 – 2030, bao gồm những mục tiêu “cứng” như thành lập và vận hành các khu bảo tồn biển, xây dựng các khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, các khu cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn, khu vực khu trú nhân tạo cho thuỷ sản, hình thành mô hình cộng đồng quản lý về thuỷ sản.

Tái thả con giống tại biển Quảng Ninh.

Cụ thể mục tiêu thành lập và vận hành 3 khu bảo tồn biển với tổng diện tích trên 30.000ha, bao gồm: Khu bảo tồn loài – sinh cảnh cấp tỉnh Đảo Trần – Cô Tô, khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long. Tỉnh Quảng Ninh cũng cho phép thành lập mới 13 khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở vùng biển, bao gồm các vùng: Cô Tô, Thanh Lân, Đại Bình, Tân Bình, Quảng Minh, Vạn Ninh, Minh Châu, Quan Lạn, Đài Xuyên, Đông Hải, Đồng Rui, Tiên Lãng và Đông Ngũ; hình thành 4 khu cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn là các khu ven biển đảo Trần và đảo Cô Tô, phía Nam đảo Ngọc Vừng và phía Nam đảo Hạ Mai;

Đồng thời, hình thành khu vực khu trú nhân tạo cho thuỷ sản phía Tây Nam đảo Ngọc Vừng; xây dựng 2 mô hình cộng đồng quản lý phát triển thuỷ sản (dự kiến tại xã Tiên Yên và đặc khu Cô Tô).

Đáng chú ý, Khu bảo tồn loài – sinh cảnh cấp tỉnh Đảo Trần – Cô Tô đang được Sở NN&MT đẩy nhanh các thủ tục cần thiết để sớm được công nhận. Các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, khu cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn, khu vực khu trú nhân tạo cho thuỷ sản, mô hình cộng đồng quản lý về thuỷ sản theo quy hoạch còn lại đang trong quá trình triển khai, tiến độ triển khai chậm hoặc chưa triển khai.

Đại diện Chi cục Biển, Hải đảo và Thuỷ sản, Kiểm ngư phân tích: Cái khó để triển khai các mô hình, dự án bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản xuất phát từ một vài bất cập có tính lịch sử, như tình trạng chồng lấn quy hoạch, ranh giới, cột mốc chưa rõ ràng. Quan trọng là các mô hình này dựa phần lớn vào cộng đồng dân cư để triển khai, trên tinh thần tự nguyện và trách nhiệm của mỗi người dân tham góp, chính bởi vậy tính chủ động và hiệu quả của các mô hình, dự án chưa cao…

Thực tế các mô hình, dự án khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, khu cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn, khu vực khu trú nhân tạo cho thuỷ sản, mô hình cộng đồng quản lý về thuỷ sản khi được thành lập sẽ thực hiện theo quy trình: Địa phương thành lập nhóm cộng đồng quản lý với thành viên nhóm cộng đồng là người dân bản địa có công việc liên quan khai thác, nuôi trồng, chế biến, phân phối thuỷ sản;

Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Cùng với đó, các nhóm cộng đồng xây dựng quy chế hoạt động; thành viên nhóm cộng đồng khai thác thuỷ sản trên nguyên tắc bảo tồn, chỉ khai thác thuỷ hải sản trưởng thành, chung tay bảo tồn thuỷ sản trong thời kỳ sinh sản hoặc các loại thuỷ sản có lượng cá thể thấp hoặc đang suy giảm. Người dân tham gia khai thác tại các khu vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cũng phải có đóng góp trở lại làm nguồn kinh phí để các nhóm cộng đồng hoạt động.

Mặt khác, các mô hình, dự án về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản chậm triển khai còn do các yếu tố khách quan về cơ chế chính sách, hành lang pháp lý, về quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính. Hiện nay, với việc triển khai chính quyền địa phương 2 cấp, hình thành các đơn vị xã, phường, đặc khu với tinh thần, quan điểm hoạt động gần dân, sát dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tin rằng các dự án, mô hình bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản sẽ có những chuyển động tích cực, góp phần bảo vệ, làm giàu nguồn lợi thuỷ sản, nhất là các loại thuỷ hải sản bản địa quý hiếm, là cơ sở để phát triển thuỷ sản bền vững.

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản bản địa quý hiếm tại Quảng Ninh là bước đi cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khai thác quá mức đang làm suy giảm nghiêm trọng hệ sinh thái thủy sinh. Không chỉ là những loài có giá trị cao về mặt sinh học và kinh tế, các loài cá bản địa còn gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa, truyền thống của cộng đồng cư dân ven sông, ven biển.

Do đó, việc khôi phục nguồn thuỷ sản bản địa tự nhiên có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng cho phát triển du lịch sinh thái, giáo dục môi trường và nghiên cứu khoa học. Quảng Ninh đang cho thấy quyết tâm mạnh mẽ thông qua các biện pháp cụ thể như kiểm soát khai thác, hỗ trợ sinh sản nhân tạo, thả giống tái tạo nguồn lợi và phát huy vai trò cộng đồng trong gìn giữ môi trường sống cho thủy sản.

Với hướng đi này, tỉnh kỳ vọng sẽ duy trì được sự cân bằng sinh thái và góp phần bảo đảm sinh kế bền vững cho người dân, đồng thời khẳng định cam kết trong công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên gắn với phát triển bền vững vùng biển và nội địa.

 

Thanh Thuý

Nguồn thiennhienmoitruong.vn
Link bài gốc

https://thiennhienmoitruong.vn/quang-ninh-tang-cuong-bao-ve-nguon-loi-thuy-san.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com