Quảng Ngãi tăng cường quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản

20/05/2025 09:05

MTNN Nhằm chủ động bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản và phòng ngừa dịch bệnh, UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương liên quan tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường...

Quảng Ngãi có đường bờ biển dài khoảng 130 km cùng với nhiều cửa sông, luồng lạch thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển, ven đảo. Hoạt động nuôi trồng thủy sản tại tỉnh tập trung  ở Lý Sơn và TX.Đức Phổ. Trong đó, huyện Lý Sơn hiện có 57 hộ nuôi, với 1.720 ô lồng, tăng 2 hộ nuôi và 80 ô lồng so với năm 2024. Đối tượng thủy sản nuôi biển ở Quảng Ngãi chủ yếu là các loại cá bớp, cá mú, cá chim, cá bè, hàu, tôm… Các mô hình này đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn các hộ đều nuôi trồng theo phương thức truyền thống, ít được quan tâm đầu tư hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, môi trường tại các khu vực nuôi biển luôn biến động, chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Quảng Ngãi đề ra mục tiêu đến năm 2030, diện tích nuôi biển hơn 2.500 lồng nuôi, sản lượng đạt 800 tấn, tạo được ít nhất 2 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch. Có ít nhất 1 dự án nuôi trên vùng biển hở, vùng biển xa bờ quy mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Tỉnh phấn đấu đến năm 2045, nuôi trồng thủy sản trên biển thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa, là một bộ phận quan trọng trong ngành nông nghiệp.

Để triển khai hiệu quả mục tiêu trên cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, Quảng Ngãi chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản tại các địa phương. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan triển khai hiệu quả kế hoạch quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Quảng Ngãi tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản (Ảnh minh họa). 

Sở Nông nghiệp và Môi trường hàng năm rà soát, bổ sung các điểm, thông số và tần suất quan trắc, đảm bảo phù hợp với tình hình sản xuất thực tế và bám sát các chương trình, văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch cụ thể về công tác quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

Để giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến thông tin về khí tượng thủy văn, diễn biến mực nước, tình hình hạn hán, chất lượng môi trường và dịch bệnh. Trong trường hợp xuất hiện các bệnh mới, chưa rõ nguyên nhân, các đơn vị phải kịp thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Môi trường để phối hợp xử lý.

Chú trọng công tác giám sát dịch bệnh chủ động, điều tra dịch tễ và chẩn đoán xét nghiệm. Xây dựng các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Giống thủy sản xuất tỉnh phải được kiểm dịch nghiêm ngặt, và các cơ sở sản xuất giống, nuôi thương phẩm cần đảm bảo an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc quản lý, kinh doanh và sử dụng thuốc thú y, vắc xin, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản sẽ được tăng cường kiểm tra, đồng thời dự phòng hóa chất khử trùng để ứng phó với dịch bệnh.

Sở Nông nghiệp và Môi trường sẽ căn cứ vào hướng dẫn của Bộ để tham mưu điều chỉnh các giải pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và phổ biến đến người nuôi. Định kỳ, cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường và dịch bệnh thủy sản sẽ được cập nhật theo hướng dẫn của Cục Thủy sản và Kiểm ngư. Sở Tài chính được giao nhiệm vụ tham mưu bố trí kinh phí cho công tác này. 

Công an tỉnh và Sở Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ để tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động lưu thông, vận chuyển giống, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, trục lợi và xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển trái phép, tiêu thụ giống nhập lậu, không rõ nguồn gốc hoặc chưa được kiểm dịch.

Sở Khoa học và Công nghệ sẽ chủ động phối hợp tuyên truyền về quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng, chống dịch bệnh. UBND các huyện, thị xã và thành phố được chỉ đạo bám sát địa bàn, theo dõi tình hình nuôi trồng, chất lượng môi trường và dịch bệnh theo phương châm "phòng bệnh chủ động từ sớm, từ xa", thiết lập đường dây nóng để kịp thời xử lý các tình huống bất thường và báo cáo cơ quan chuyên môn.

Theo kế hoạch thực hiện công tác quan trắc môi trường phục vụ nuôi trông thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2025, địa phương này triển khai quan trắc các chỉ tiêu chất lượng môi trường nguồn nước cấp, nước ao nuôi tại các điểm nuôi trồng thủy sản là các đối tượng có sản lượng lớn, có giá trị thương phẩm cao. Trên cơ sở kết quả quan trắc, kịp thời cảnh báo về môi trường tới người nuôi và cơ quan quản lý địa phương, để có kế hoạch sản xuất phù hợp và quản lý tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nuôi trồng thủy sản trong tỉnh. 

Vùng quan trắc là những vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, có chung nguồn nước cấp, phù hợp với quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương, có thể chọn những vùng thường xảy ra dịch bệnh hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường. Điểm được chọn là ổn định, mang tính đại diện được cho thủy vực ở nơi cần quan trắc, định kỳ 01 lần/tháng.

Trong đó, đối với tôm nuôi nước lợ (tôm thẻ chân trắng, tôm sú), nhuyễn thể thực hiện lấy mẫu nước cấp và nước ao nuôi tại các địa phương: huyện Bình Sơn, huyện Tư Nghĩa, huyện Mộ Đức, thị xã Đức Phổ và TP. Quảng Ngãi. Đối với các loài nuôi biển lấy mẫu nước bè nuôi và mẫu nước xung quanh khu vực nuôi thủy sản ở thôn Đông An Hải, huyện Lý Sơn.

Các thông số quan trắc bao gồm: Độ mặn, độ kiềm, pH, oxy hòa tan, tổng hàm lượng cacbon hữu cơ, P-PO43-, H2S, N-NO2-, N-NO3-, hàm lượng Ni tơ tổng số, định lượng coliform tổng số, định lượng Vibrio tổng số, TSS, N-NH4+ , xác định vi khuẩn V.parahaemolytic us gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (Real time PCR).  Ngành chức năng sẽ tổ chức đi giám sát việc lấy mẫu tại 06 địa phương được lấy mẫu quan trắc bao gồm các huyện: Lý Sơn, Bình Sơn, Tư Nghĩa, Mộ Đức, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi nhằm giám sát quá trình lấy mẫu đúng vị trí được chọn, đảm bảo số mẫu và chất lượng mẫu theo yêu cầu.../.

 

 

Minh An

Nguồn thiennhienmoitruong.vn
Link bài gốc

https://thiennhienmoitruong.vn/quang-ngai-tang-cuong-quan-trac-moi-truong-trong-nuoi-trong-thuy-san.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com