Quảng Ngãi: Số phận "khốn khổ" của 2.000 hộ dân sống cạnh nhà máy xi măng

27/08/2019 09:44

MTNN Chưa giải tỏa dân đã cho xây dựng nhà máy xi măng là cách làm "ngược đời" ở tỉnh Quảng Ngãi. Hệ lụy hiện tại khiến không chỉ 2.000 hộ dân khốn khổ, mà chính nhà máy cũng điêu đứng.

Chưa giải tỏa dân đã cho xây dựng nhà máy xi măng là cách làm "ngược đời" ở tỉnh Quảng Ngãi. Hệ lụy hiện tại khiến không chỉ 2.000 hộ dân khốn khổ, mà chính nhà máy cũng điêu đứng.

"Vạch" quy trình ngược?

Theo lời ông Nguyễn Thanh Vũ, Chủ tịch UBND xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nhiều năm qua, khoảng 2.000 hộ dân địa phương đang "đứng ngồi không yên" vì một nhà máy xi măng trên địa bàn.

"Năm 2012 nhà máy này hoạt động khiến dân ô nhiễm, ồn ào nên người dân đã tụ tập, dựng lều, lán trại trước cổng nhà máy, ngăn cản không cho phương tiện ra vào. Đến tháng 5/2015, nhà máy chính thức ngưng hoạt động để cải tạo, nâng cấp hệ thống thiết bị bảo vệ môi trường. Nhưng cũng từ đó đến nay nhà máy không hoạt động trở lại vì nhiều lý do", ông Vũ kể.

Môi trường - Quảng Ngãi: Số phận 'khốn khổ' của 2.000 hộ dân sống cạnh nhà máy xi măng

Nhiều năm qua, nhà máy xi măng "đắp chiếu" vì vấp phải sự phản ứng của người dân.

Câu chuyện "đắp chiếu" dự án có lẽ nhan nhản khắp nơi trên 63 tỉnh thành. Cái hệ lụy không chỉ doanh nghiệp gánh chịu mà còn cả môi trường đầu tư địa phương nơi đó. Tuy nhiên, ở đây, còn có "số phận" 2.000 hộ dân cũng "lơ lửng" theo nhà máy xi măng này.

Ngược thời gian, nhà máy xi măng Đại Việt - Dung Quất do công ty CP Xi măng miền Trung làm chủ đầu tư (khu Kinh tế Dung Quất) rình rang "đổ bộ" mảnh đất cằn Quảng Ngãi từ những năm 2000.

Trả lời PV báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Đăng Lộc, Phó Giám đốc sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi cho biết, vị trí xây dựng nhà máy nằm trong khu quy hoạch sản xuất vật liệu xây dựng được phê duyệt từ năm 2007.

Nhưng khổ nỗi, thời kỳ đó, người ta thực hiện "ngược đời". Đó là, việc di dời 2.000 hộ dân xã Bình Đông đang sinh sống trong vùng lân cận chỉ mới thực hiện trên giấy thì nhà máy đã xây dựng thực địa.

Và rồi, người dân trước đó đã trong tâm lý chuẩn bị giải tỏa di dời, bỗng nhiên "sốc" vì hủy bỏ, phải sống chung với khói, bụi, tiếng ồn…

"Chính quyền cho làm nhà máy trong khi chúng tôi còn sờ sờ ở đây. Thế là bụi bặm, ô nhiễm làm đảo lộn cuộc sống cả. Mấy năm nay rồi, dân chẳng biết bấu víu vào đây. Nay  khu sản xuất của Liên hợp gang thép Hòa Phát – Dung Quất đang xây dựng rầm rộ lại càng khiến chúng tôi khổ chồng khổ. Nắng bụi, mưa bùn quanh năm, chắc ai cũng ung thư mà chết hết", ông Phạm Tấn Lộc, trú thôn Sơn Trà, xã Bình Đông bức xúc.

Ai phải chịu trách nhiệm?

Môi trường - Quảng Ngãi: Số phận 'khốn khổ' của 2.000 hộ dân sống cạnh nhà máy xi măng (Hình 2).

Nắng bụi, mưa bùn, chui rúc những căn nhà lụp xụp, cuộc sống khổn khổ... của người dân Bình Đông.

Quá bất bình, người dân xã Bình Đông đã gửi đơn phản ánh khắp nơi. Liên quan đến sự việc, Văn phòng Chính phủ đã 3 lần có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình; ở cấp độ địa phương, UBND xã Bình Đông có 20 báo cáo liên quan đến việc người dân tụ tập, ngăn cản nhà máy hoạt động; chính quyền huyện Bình Sơn hàng chục lần tổ chức họp dân, đối thoại, lắng nghe… 

Tài liệu do ban Quản lý khi Kinh tế Dung Quất cung cấp thể hiện, gần nhất là năm 2018, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 45/TB-VPCP thông báo kết luận vụ việc.

Theo đó, Chính phủ chỉ ra rằng: “Khi quy hoạch, phê duyệt dự án đầu tư của doanh nghiệp, UBND tỉnh Quảng Ngãi chưa đánh giá hết ảnh hưởng về môi trường khi có khu dân cư tồn tại trong Khu công nghiệp Dung Quất; các Sở, ngành liên quan của tỉnh chưa kịp thời tham mưu, đề xuất để có phương án phù hợp theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005”. 

Văn phòng Chính phủ cũng yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ngãi giải quyết dứt điểm kiến nghị của các hộ dân đang sinh sống trong khu công nghiệp và đảm bảo đời sống ốn định, lâu dài của người dân.

Trong đó, cần đưa ra những giải pháp không chỉ riêng đối với Nhà máy xi măng Đại Việt, mà còn các nhà máy khác, dự án khác lân cận. Về lâu dài, cần thực hiện di dời các hộ dân đển nơi ở mới theo quy hoạch…

Chỉ đạo Trung ương là vậy, nhưng thực tế từ năm 2018 đến nay, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi vẫn đang dậm chân tại chỗ trong xử lý bức bách cho người dân.

Để có thêm ý kiến khách quan, PV đã nhiều lần liên hệ với ông Đỗ Minh Hải, Giám đốc sở Tài nguyên - Môi Trường tỉnh Quảng Ngãi, nhưng khi không nhận được kết quả?!

Trong khi đó, tại kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XII vừa diễn ra, khi nhiều đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ngãi nêu vấn đề này ra chất vấn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng nói rằng, việc đền bù và di dời các hộ dân ở khu vực nhà máy Xi măng Đại Việt tốn kinh phí lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Do đó, tỉnh không có đủ nguồn kinh phí để thực hiện. 

Qua điện thoại, ông Lưu Vũ Cầm, người quản lý nhà máy xi măng Đại Việt nói rằng, "trăm dâu đổ đầu doanh nghiệp", cứ đà này có lẽ doanh nghiệp phá sản.

Theo ông Cầm, doanh nghiệp vào Quảng Ngãi xây dựng nhà máy và thực hiện đúng quy định. Vị trí xây dựng cũng được quy hoạch bài bản. Còn việc di dời dân cư lân cận là trách nhiệm cơ quan chính quyền, nhưng chính quyền không làm tròn trách nhiệm đã khiến doanh nghiệp điêu đứng.

"Mấy năm trước, khi người dân phản ứng, công ty đã tiến hành các giải pháp khắc phục, cải tiến thiết bị, nâng cấp công nghệ xử lý môi trường đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng QCVN 23: 2009/BTNMT và các quy định pháp luật có liên quan", ông Cầm nói.

Theo ông Cầm, năm 2018, đoàn kiểm tra của tỉnh Quảng Ngãi và bộ TN-MT có buổi làm việc, đánh giá và yêu cầu công ty lập kế hoạch và vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của nhà máy, công khai kết quả cho người dân trong khu vực.

Kết quả này sẽ làm cơ sở đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình, hoàn thành biện pháp bảo vệ môi trường để nhà máy hoạt động.

"Tuy nhiên, mãi không thấy cơ quan chức năng công bố kết luận. Người dân thì không cho chúng tôi vận hành vận hành lấy kết quả mà liên tục ngăn cản bằng việc dựng lều, lập rào chắn ngay trước cổng nhà máy. Nếu không chạy thử thì làm sao quan trắc về môi trường, làm sao chứng minh được mình đã khắc phục tốt theo yêu cầu, làm sao khẳng định nhà máy gây ô nhiễm?", ông Cầm nói.

Báo Người Đưa Tin sẽ tiếp tục thông tin!

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com