Phú Thọ: Thu hồi đất cho hoạt động khoáng sản vượt quy hoạch 333ha

13/02/2020 16:15

MTNN Từ năm 2006 đến nay, UBND tỉnh Phú Thọ đã thu hồi đất cho hoạt động khoáng sản vượt 333,34ha so với quy hoạch sử dụng đất được Chính phủ phê duyệt, vi phạm Luật Đất đai.

Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng và khai thác tài nguyên khoáng sản của tỉnh Phú Thọ (giai đoạn 2006-2017).

Cụ thể, giai đoạn 2006-2017, sản lượng khoáng sản kê khai nộp phí bảo vệ môi trường là 21,5 triệu (tấn và m3), trong đó giai đoạn 2009-2015 có số lượng khoảng 7,4 triệu (tấn và m3). Pháp luật quy định phải thực hiện quy đổi từ số lượng quặng khoáng sản thành phẩm ra số lượng quặng khoáng sản nguyên khai để tính phí bảo vệ môi trường nhưng UBND tỉnh Phú Thọ không thực hiện, các sở ngành cũng không tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện dẫn đến thất thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.

Từ năm 2006 đến nay, UBND tỉnh Phú Thọ đã thu hồi đất cho hoạt động khoáng sản vượt 333,34ha so với quy hoạch sử dụng đất được Chính phủ phê duyệt, xâm phạm vào các loại đất khác, vi phạm Luật Đất đai.

Đáng chú ý, trong năm 2012, UBND tỉnh Phú Thọ cấp gia hạn 2 giấy phép khai thác khoáng sản trước khi Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố khu vực khoáng sản phân tán nhỏ lẻ (Công ty TNHH khoáng sản Thành Phương khai thác chế biến cao lanh tại dốc Mận, xã Dị Nậu, huyện Tam Nông; Công ty TNHH khoáng sản và xây dựng HAT khai thác Sepentin tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn) vi phạm Điều 82 Luật Khoáng sản 2010.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 24 giấy phép khai thác khoáng sản cấp phép chưa đầy đủ thủ tục, nội dung và hình thức theo mẫu quy định tại Thông tư 16/20112 và Thông tư số 45/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cụ thể, có 11/41 giấy phép không nêu độ sâu, chiều cao khai thác; 7/41 giấy phép ban hành bằng hình thức quyết định; 17/41 giấy phép không nêu vị trí, tọa độ khai thác; 9/41 giấy phép không nêu phương pháp, công nghệ khai thác; 1 dự án cấp phép mở rộng nhưng không có quyết định phê duyệt đánh giá hàm lượng, trữ lượng.

Tại dự án mỏ đá xóm Pheo, xã Yên Lãng, huyện Thanh Sơn do Công ty Cổ phần thi công cơ giới Chiến Thắng làm chủ đầu tư, UBND tỉnh cấp lại giấy phép khai thác và mở rộng với diện tích 63.660m2, thời hạn khai thác 2 năm nhưng không có quyết định phê duyệt đánh giá hàm lượng, trữ lượng khoáng sản, vi phạm Điều 53 Luật Khoáng sản 2010.

Đồng thời, UBND tỉnh Phú Thọ không thực hiện quy đổi từ số lượng quặng khoáng sản thành phẩm ra số lượng quặng khoáng sản nguyên khai để tính phí bảo vệ môi trường, để số tiền nợ đọng ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường lên tới hàng chục tỉ đồng…

Về công tác bảo vệ môi trường và ký quỹ cải tạo, Thanh tra Chính phủ khẳng định việc phục hồi môi trường, tính đến hết năm 2017, tổng số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của 159 dự án phải nộp là 33,7 tỉ đồng. Số tiền đã nộp là 21 tỉ đồng, số tiền nợ đọng là 12,7 tỉ đồng (của 52 đơn vị). Việc để nợ đọng vi phạm Điều 35 Nghị định 160/2005, Điều 9 và Điều 18 Quyết định 71/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

“Về công tác đóng cửa mỏ, giai đoạn 2006-2017, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 19 dự án do UBND tỉnh cấp phép đã hết thời hạn, trong đó có 3/19 dự án thực hiện đóng mỏ, 16 dự án chưa thực hiện, vi phạm Điều 55, Điều 73 Luật Khoáng sản 2010”, Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh.

Về công tác cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sau khi kiểm tra trực tiếp 11 dự án, Thanh tra Chính phủ phát hiện dự án (mỏ sắt xã Tân Phú, huyện Tân Sơn của Chi nhánh Công ty Cổ phần khai khoáng luyện kim Bắc Việt) đã hết thời hạn thuê đất nhưng công ty này và Sở Tài nguyên và Môi trường chưa thực hiện ký lại hợp đồng thuê đất, vi phạm Điều 31 Luật Khoáng sản 2010.

Theo Thanh tra Chính phủ, các sai phạm được phát hiện qua thanh tra có số tiền lên tới 24,1 tỉ đồng, gồm: 12,7 tỉ đồng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ của 52 đơn vị nợ đọng; 6,6 tỉ đồng tạm tính tiền phí bảo vệ môi trường sau quy đổi từ quặng thành phẩm về nguyên khai của một số chủ đầu tư dự án; 1,9 tỉ đồng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do Công ty cổ phần khoáng sản và luyện kim Thăng Long chưa kê khai;

2,1 tỉ đồng tiền thuê đất do một số chủ đầu tư còn nợ đọng; 616 triệu đồng tiền thuế tài nguyên do một số chủ đầu tư dự án còn nợ đọng; 126,8 triệu đồng tiền phí bảo vệ môi trường do một số chủ đầu tư dự án còn nợ đọng…

Lam Thanh

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com