Phát hiện mới về sâu gạo - loài sinh vật biển giúp nghiền nát túi nilon, bảo vệ môi trường

25/06/2018 13:10

MTNN Ở môi trường biển, có một loài sinh vật mang tên sâu gạo. Loài sinh vật này có thể giúp phân hủy những túi nilon - một hiểm họa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà có thể mất 200 đến 500 năm m...

Phát hiện mới về sâu gạo - loài sinh vật biển giúp nghiền nát túi nilon, bảo vệ môi trường

Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường biển đang thực sự là vấn đề đáng báo động. Rác thải nhựa, túi nilon có mặt hầu như khắp mọi nơi, thải ra môi trường mỗi ngày khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Chúng ta đều biết rằng, một túi nilon phải mất 200 đến 500 năm mới phân hủy được. Do vậy nếu rác thải túi nilon ngày một nhiều, đồng nghĩa với việc ô nhiễm môi trường sẽ nặng nề.

Trong khi vấn đề này đang ngày một bức xúc cho xã hội thì một giải pháp phân hủy rác được phát hiện, đó là sâu gạo. Loài sinh vật này sẽ là giải pháp phân hủy rác thải tự nhiên mà chúng ta cần, để bảo vệ môi trường, tránh sự ô nhiễm từ rác thải nhựa, túi nilon.

Theo các nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học về việc này, những con sâu nhỏ có thể tiêu hóa nhựa xốp (styrofoam – một biến thể của nhựa polystyrene) và một số loại polystyrene khác.

Những con sâu gạo hay còn gọi là sâu quy, là một loài bọ cánh cứng của họ Tenebrionidae, có tên khoa học là Zophobas morio. Ấu trùng của chúng còn được gọi là sâu gạo. Chúng có ba giống với ba kích cỡ lớn nhỏ khác nhau: superworm, mealworm, miniworm, được biết đến là thức ăn cho chim, sinh sản nhanh.

sau

Sâu gạo được phát hiện có khả năng phân hủy rác thải túi nilon

-> Thế giới nguy cơ cạn kiệt rau xanh vì biến đổi khí hậu

Để có bằng chứng về việc sâu gạo có khả năng phân hủy rác thải túi nilon, các nhà khoa học nuôi khoảng 100 con sâu gạo với “khẩu phần ăn” khoảng 34-39 milligram Styrofoam - tương đương với liều lượng một viên thuốc nhỏ mỗi ngày.

Với sự hỗ trợ của các vi khuẩn đường ruột, các con sâu đã chuyển đổi một nửa số nhựa này thành CO2 và sau đó bài tiết phần còn lại qua phân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những con sâu gạo được cho ăn xốp vẫn sống khỏe mạnh như những con sâu có chế độ ăn thông thường.

Từ những kết quả trên cũng chứng minh rằng, ruột râu bọ có thể tiêu hóa những sản phẩm được cho là không thể phân hủy sinh học - đặc biệt là loại chất thải phố biến nhựa polystyrenes.

Chính phát hiện mới này đã mở ra một cánh cửa mới để giải quyết các vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa đang diễn ra từng ngày trên toàn cầu.

Trước đó, Federica Bertocchini, nhà khoa học ở Đại học Cantabria, Tây Ban Nha, kiêm người nuôi ong nghiệp dư cũng đã từng phát hiện khả năng ăn rác thải nhựa đáng kinh ngạc của sâu sáp khi đang chăm sóc tổ ong.

Theo đó, Bertocchini đã mang những con sâu vào phòng thí nghiệm để nghiên cứu hoạt động của chúng trong túi. Kết hợp với các nhà khoa học ở Đại học Cambridge, Anh, bà phát hiện sâu sáp không chỉ cắn thủng túi nylon mà chúng thực sự đang ăn nhựa và phân hủy nhựa thành một hợp chất khác.100 con sâu nhai hết 92 mg nhựa trong khoảng 12 giờ, khiến chiếc túi siêu nhẹ chỉ còn lại những mảnh vụn.

Video: Sâu sáp ăn sạch túi nylon chỉ trong vài giờ (Nguồn: Vnexpress)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com