Nước đã về với hàng trăm hộ dân ở Bình Phước

27/04/2024 08:25

MTNN Có nước rồi - đó là tiếng reo vui của người dân sống ở khu vực cánh đồng Tày (ấp Suối Đôi, xã Đồng Tiến và ấp Phước Tâm, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) trong những ngày khô hạn cao điểm này.

Việc hàng trăm hộ dân ở ấp Suối Đôi (xã Đồng Tiến) và ấp Phước Tâm (xã Tân Phước) của huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước vui mừng khi có nước sinh hoạt ngay trong mùa nắng hạn là điều dễ hiểu.

Chị Nông Thị Bích nhờ thợ khoan giếng với độ sâu hơn 50m, nhưng vẫn không có nước.

Bởi, từ sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn cho đến nay, không riêng gì tỉnh Bình Phước mà nhiều địa phương ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên, các tỉnh Nam Trung Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long đã phải quay quắt vì hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt; nhiều khu vực rộng lớn không có nước để tưới vườn vì ao hồ, sông suối, đặc biệt là giếng của chính các hộ dân bị cạn trơ đáy. Có nơi ở huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận) phải mua nước sinh hoạt với giá từ 150.000 – 200.000 đồng/bồn 2m3 nước, còn ở một số khu vực của tỉnh Bình Phước phải mua nước sinh hoạt với giá 60.000 đồng/bồn 1 m3 nước.

Nhiều gia đình dùng can để xin nước và trữ trong xô, chậu để sử dụng.
Chị Nông Thị Bích (SN 1973, ngụ ấp Suối Đôi, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) cho biết: “Gia đình tôi có giếng khoan, nhưng từ Tết Nguyên đán, giếng đã cạn trơ đáy. Ngày mùng 9 Tết, gia đình tôi thuê thợ khoan giếng sâu hơn 50m, vẫn không có giọt nước nào, tốn tiền dầu chạy máy hơn 3 triệu đồng”.
Tương tự, giếng nhà bà Lê Thị Thắng (SN 1947, ngụ đội 4, ấp Phước Tâm, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú) cũng cạn trơ đáy từ Tết Nguyên đán. Để có nước sinh hoạt, nấu nướng hàng ngày, các con trai của bà Thắng phải chở từng can nước từ ngoài TP Đồng Xoài vào.
Hay nhà bà Triệu Thị Thập (SN 1950, ngụ đội 4, ấp Phước Tâm, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú) cũng phải đi xin hàng xóm từng can nước để nấu ăn, nấu nước uống…
Bà Lê Thị Thắng cho biết, bà rất vui khi nhà đã có nước sinh hoạt, các con của bà không phải chở nước từ TP Đồng Xoài vào.
Công nhân Bùi Viết Dụng đang lắp đồng hồ nước cho một hộ dân ở ấp Phước Tâm, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. 
 Sau khi đăng ký và nộp tiền, mỗi nhà được lắp đồng hồ nước riêng cho gia đình mình.
Công nhân Vũ Đức Phú lắp các ống nhựa dẫn nước vào nhà người dân

Ông Đinh Văn Thành (SN 1969, ngụ thôn 7, xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) cho biết, mấy hôm nay nhiều hộ dân ở thôn 7 và thôn 9 góp tiền thuê máy xúc để xúc sâu xuống bưng tìm nguồn nước tưới vườn nhưng không có. Nhiều gia đình có vườn bơ hay sầu riêng ở gần lòng hồ Thác Mơ phải mua thêm vài trăm mét ống để lấy nước từ hồ tưới vườn cây.

Công nhân Nguyễn Văn Hiền trám xi măng gia cố sau khi lắp đồng hồ nước cho một hộ dân.
Công nhân lắp ống dẫn nước vào nhà dân. 
Công nhân Vũ Đức Phú lắp ống để bơm nước lên bồn chứa tại nhà bà Triệu Thị Thập.
“Giếng nhà tôi tuy vẫn còn nước, nhưng chưa biết sẽ hết khi nào nếu hạn hán kéo dài. Gia đình tôi trồng hơn 1 ha sầu riêng đã 4 năm tuổi, và hơn 1,5 ha bơ đã 6 năm tuổi (cho thu hoạch khoảng 7 tấn bơ/năm), nhưng tôi quyết định nhường nguồn nước tưới sầu riêng. Ở huyện Bù Đăng, còn nhiều chủ vườn gặp tình trạng bi đát hơn tôi, có nhà trồng 3 ha cà phê, do thiếu nước nên đã quyết định dùng số nước ít ỏi để tưới một nửa diện tích, còn 1,5 ha thì chấp nhận hy sinh. Thậm chí tại xã Đắc Nhau, vì thiếu nước tưới nên nhiều nhà vườn đã chọc quả cho rụng để cứu cây”, ông Đinh Văn Thành chia sẻ.
Còn theo UBND tỉnh Bình Phước, địa bàn tỉnh có hơn 10.000 ha cây trồng ở 8/11 huyện, thị xã và thành phố bị ảnh hưởng bởi khô hạn.
 Ông Nghiệp Quang Bạch vui mừng trước việc có nước máy sinh hoạt.
Một hộ dân xả nước để rửa đường ống trước khi bơm lên bồn sử dụng
Chị Nông Thị Bích cùng cháu vui mừng vì đã có nước trong cái nóng quay quắt.
Trong cái nắng nóng gay gắt, việc Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bình Phước đưa đường ống, lắp đồng hồ nước, đưa nước sinh hoạt đến người dân ở 2 ấp thuộc 2 xã nêu trên của huyện Đồng Phú trong những ngày vừa qua, đã phần nào giúp nhiều người dân tăng thêm niềm vui đúng vào kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5.
 
 
 
Yến Thanh
 
Nguồn kienthuc.net.vn
Link bài gốc

https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/nuoc-da-ve-voi-hang-tram-ho-dan-o-binh-phuoc-1983821.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com