Nhật trả tiền cho công ty chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Ấn Độ sau Việt Nam

04/09/2020 08:36

MTNN Sau các nước ASEAN, Nhật Bản thêm Ấn Độ và Bangladesh vào danh sách điểm đến sẽ trợ cấp cho các công ty chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc.

Theo trang Nikkei, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật vừa khởi động đợt thứ hai của chương trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Các nhà sản xuất Nhật Bản sẽ đủ điều kiện nhận trợ cấp nếu chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang Ấn Độ hoặc Bangladesh, trong chương trình mở rộng từ chính phủ nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng của nước này.

23,5 tỉ yên (khoảng 221 triệu USD) là ngân sách bổ sung của Chính phủ Nhật trong năm tài chính 2020 cho các công ty chuyển hoạt động sản xuất sang các nước Đông Nam Á.

Khi mở đợt nộp hồ sơ thứ hai vào hôm nay, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật đã bổ sung "các dự án góp phần vào khả năng phục hồi chuỗi cung ứng Nhật Bản - ASEAN" trong danh sách điểm đến đủ điều kiện, để mắt đến việc chuyển địa điểm sang các nước như Ấn Độ và Bangladesh.

Các công ty Nhật có thể nhận được trợ cấp cho các nghiên cứu khả thi và các chương trình thử nghiệm. Tổng số tiền được cấp dự kiến ​​lên đến hàng chục triệu USD.

Chương trình trên nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc của Nhật Bản vào một số liên kết trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là Trung Quốc, và đảm bảo dòng chảy ổn định của các sản phẩm như vật tư y tế và linh kiện điện trong trường hợp khẩn cấp. Vấn đề này được đặt lên hàng đầu khi Trung Quốc đóng cửa các nhà máy trong những ngày đầu đại dịch COVID-19.

Đợt trợ cấp đầu tiên của Nhật được công bố vào tháng 7.2020, đã chi hơn 10 tỷ yên cho 30 công ty chuyển hoạt động sản xuất sang Đông Nam Á. Trong đó Hoya, công ty chuyển sản xuất linh kiện điện tử, chủ yếu là ổ cứng, chuyển nhà máy sang Việt Nam và Lào. 57 công ty khác nhận được hỗ trợ để chuyển cơ sở sản xuất về Nhật Bản.

Hoya là 1 trong 15 công ty Nhật chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam

Hôm 20.7, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản công bố danh sách chi tiết 87 công ty sẽ được nhận số tiền hỗ trợ 70 tỷ yên (tương đương 653 triệu USD) để thực hiện kế hoạch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc.

Trong số 87 công ty di dời nhà máy khỏi Trung Quốc, 57 công ty sẽ chuyển nhà máy trở về Nhật Bản như đã nêu, 30 công ty khác sẽ chuyển nhà máy đến các nước Đông Nam Á. Trong đó 15 công ty chọn Việt Nam làm nơi đặt nhà máy, bao gồm 6 công ty có quy mô lớn và 9 công ty có quy mô vừa và nhỏ.

Phần lớn các công ty chuyển nhà máy đến Việt Nam chuyên về sản xuất thiết bị y tế, nhưng cũng có 5 hãng chuyên về sản xuất linh kiện thiết bị điện, điện tử và ô tô gồm: Akiba Die Casting (sản xuất linh kiện điện, điện tử), Fujikin (sản xuất linh kiện điện tử, chất bán dẫn), Pronics (sản xuất linh kiện máy điều hòa không khí), Hoya (sản xuất linh kiện ổ cứng), Meiko (sản xuất linh kiện thiết bị điện thoại), Yokoo (sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô).

Danh sách 15 hãng Nhật Bản chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam:

Xem thêm: Trung Quốc ngáng đường thành công vụ các công ty Mỹ mua TikTok

Ấn Độ cấm thêm VPN for TikTok và 117 ứng dụng Trung Quốc khác

Nhà khoa học nói về ca siêu lây nhiễm khiến 23 người đi cùng xe buýt mắc COVID-19

'2,3 triệu người Mỹ có thể chết vì COVID-19 nếu áp dụng miễn dịch cộng đồng'

Nhật Bản xem xét tiêm vắc xin COVID-19 miễn phí cho mọi người dân

43 triệu người Mỹ thoát cảnh bị đuổi khỏi nhà thuê nhờ lệnh mới từ chính quyền Trump

‘Vắc xin COVID-19 của Nga, Trung Quốc có thể kém hiệu quả, tăng khả năng lây nhiễm HIV’

Hacker chiếm tài khoản quản lý trang web của Thủ tướng Ấn Độ, lừa đảo tiền điện tử

Microsoft giới thiệu công cụ phát hiện video xuyên tạc sự thật

Facebook bóc mẽ tổ chức truyền thông Nga chơi xấu ông Biden, chiến dịch Trump nói gì?

Công nhân mắc COVID-19, 14 người tự cách ly, nhà máy Samsung vẫn hoạt động

Bệnh nhân đầu tiên mắc COVID-19 hai lần với hai phiên bản coronavirus khác nhau

Bị ép trả nhiều tiền, Facebook dọa chặn người dùng chia sẻ tin tức

Nhân Hoàng

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com