Nhân giống cá đặc sản trên sông Mekong

18/02/2025 11:11

MTNN Cá cóc là một trong những loài đặc sản trên sông Mekong, có hình dáng giống cá chép, với vảy trắng, vây đỏ, thịt thơm ngon, ít xương…

Các cóc là loài đặc sản có chất lượng thịt thơm ngon, giá thành cao.

Loài cá này được các nhà khoa học nhân giống thành công.

Hạn chế tình trạng khai thác cạn kiệt

Mô hình sản xuất giống cá cóc do Trung tâm Giống thủy sản An Giang thực hiện, đáp ứng nhu cầu giống cho người nuôi và cung cấp giống cho chương trình thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản, nhằm đa dạng hóa các giống cá bản địa thả về tự nhiên.

Cá cóc (thuộc họ cá chép Cyprinidae), phân bố ở Lào, Thái Lan, Campuchia, Indonesia và sông Tiền, sông Hậu của Việt Nam. Cá thích nghi với điều kiện nước chảy và có tập tính di cư sinh sản. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, cá cóc thường được khai thác quanh năm bằng câu, lưới, chài, đáy và đóng chà ven sông. Vì vậy, loài cá cóc ngày nay trở nên cạn kiệt, khan hiếm.

ThS Tăng Hoàng Vinh - Phó Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản An Giang cho biết, với sự hỗ trợ của Viện Nuôi trồng thủy sản II về kỹ thuật sản xuất giống, đến nay Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã cơ bản hoàn thành nội dung dự án.

An Giang là tỉnh đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó nghề nuôi trồng thủy sản chiếm vai trò quan trọng nhờ vào lợi thế sông Tiền, sông Hậu và mùa nước lũ hằng năm.

Những năm gần đây, người nuôi chuyển dần sang nuôi các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, trong đó, cá cóc là đối tượng nuôi mới, nhiều tiềm năng, thích hợp để phát triển nghề nuôi lồng bè. Mô hình nuôi có khả năng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, nguồn cá có giống cung cấp cho người nuôi ở An Giang còn nhiều hạn chế. Nguồn cá cóc bố mẹ thuần dưỡng từ tự nhiên rất ít, chủ yếu chỉ dùng cho nghiên cứu, bảo tồn gen, chưa phát triển nuôi để cung cấp nguồn cá thương phẩm cho thị trường.

Từ nhu cầu về giống cá cóc của thị trường hiện nay, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã thực hiện dự án “Thử nghiệm xây dựng mô hình sản xuất giống cá cóc tại An Giang”, đáp ứng nhu cầu cho người nuôi và cung cấp giống cho chương trình thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm đa dạng hóa các giống cá bản địa thả về tự nhiên.

Nhóm thực hiện dự án đã xây dựng thành công mô hình sản xuất giống cá cóc tại hai điểm. Một điểm sản xuất giống cá cóc (bao gồm nuôi vỗ cá bố mẹ, sinh sản, ương giống) tại Trại giống Bình Thạnh cơ sở 2 (Vĩnh Trạch, Thoại Sơn) và điểm ương giống cá cóc tại Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên.

Sau ba tháng nuôi vỗ cá bố mẹ đến giai đoạn thành thục (giai đoạn cá chưa trưởng thành đến giai đoạn sinh dục hoàn thiện, có thể cho sinh sản), tỉ lệ cá sống ở giai đoạn này đạt 88,4% và hệ số thành thục sinh dục là 17,6%.

Nhân nuôi loài cá “đỏng đảnh”

Theo ThS Tăng Hoàng Vinh, hiện nay, nghề nuôi cá nước ngọt phát triển, nên nhu cầu về cá giống ngày càng đa dạng. Ở An Giang, cá cóc chưa được người nuôi quan tâm nhiều, đa số cá giống được thả nuôi ghép với các loài cá khác để tận dụng thức ăn thừa trong ao, bè. Cá chậm lớn hơn, tốn nhiều thời gian và công chăm sóc nên người dân chưa ưa chuộng. Các hình thức nuôi ghép chủ yếu là ghép với cá điêu hồng, cá ba sa, cá he, cá hú…

Tuy nhiên, những năm gần đây, thị trường tiêu thụ cá đặc sản dưới dạng sản phẩm cá tươi sống đang dần phát triển, đặc biệt là thị trường TPHCM và Campuchia. Do đó, người nuôi chuyển dần sang cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, như cá hô, cá sát sọc, cá bông lau… Trong đó, cá cóc đang được nhiều người dân tìm mua. Hiện nay, công nghệ nuôi loài cá này được người nuôi cải tiến rất nhiều nên hiệu quả kinh tế mang lại tương đối khả quan.

Theo nhóm thực hiện dự án, cá cóc sống ở sông, nước chảy, nên nhu cầu oxy rất cao. Để ương được cá cóc giống, ao phải có hệ thống sục khí đáy, hoạt động liên tục trong ba tuần đầu. Để nuôi cá cóc đạt hiệu quả thì mật độ thả nuôi không quá dày (khoảng 100 - 200 con/bè), không sử dụng kháng sinh, nguồn nước khu vực bè nuôi phải sạch và xung quanh không có nhà máy.

Cá cóc nuôi bè sau 1 năm là cho thu hoạch, thông thường trọng lượng 1,2 - 1,5kg là có thể xuất bán. Song, có thể thả nuôi với thời gian dài, cá cóc sẽ đạt trọng lượng 7kg trở lên. Hiện giá bán tương đối cao, khoảng 160.000 đồng/kg, trừ chi phí người nuôi thu lãi hơn 30.000 đồng/kg.

Vậy nên, việc nhân giống thành công loài cá có giá trị cao này giúp người nông dân gia tăng thu nhập, góp phần giảm thiểu tình trạng đánh bắt quá mức loài này trong tự nhiên.

Trong sinh sản nhân tạo cá cóc, tỉ lệ trứng thụ tinh đạt 78%, tỉ lệ nở đạt 76%. Sau thời gian ương 60 ngày với thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm cao (40 - 42%) trong ao đất, cá phát triển tốt, tỉ lệ sống đạt trên 70%, với kích cỡ cá giống là 2,57 - 2,71g/con.

 

Nguồn giaoducthoidai.vn
Link bài gốc

https://giaoducthoidai.vn/nhan-giong-ca-dac-san-tren-song-mekong-post719530.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com