Nhà máy xi măng Sông Lam gây ô nhiễm
Đấy là tình cảnh của các hộ dân của xóm Đô Sơn, xã Bài Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An - sống cạnh nhà máy xi măng Sông Lam.
Theo đó, từ ngày nhà máy này đi vào hoạt động. những hộ dân tại đây phải sống chung với tiếng ồn, bụi và lo sợ nhìn nước bùn thải đen ngòm chảy xuống ruộng.
Người dân nơi đây phản ánh, cuộc sống của bị đảo lộn từ ngày nhà máy xi măng Sông Lam đi vào hoạt động. Theo đó, mỗi ngày họ bị “hành hạ” bởi ô nhiễm tiếng ồn, nước thải… Thậm chí nhà cửa bị xuống cấp muốn sửa chữa nhưng cũng không được vì nằm trong diện ảnh hưởng.
Nhà máy xi măng Sông Lam nằm sát khu dân cư gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của nhiều hộ dân (Ảnh: Tài nguyên môi trường)
Chia sẻ trên báo Tài nguyên môi trường, một hộ dân nơi đây cho biết, khi nhà máy bắt đầu vào hoạt động, tiếng ồn, bụi bặm dần xuất hiện ngày một dày.
Không chỉ vậy, máy nghiền đá, xe tải đổ vật liệu ồn ào từ 5 giờ hôm trước đến 1 giờ sáng hôm sau như màn “tra tấn” với những gia đình ở gần hàng rào nhà máy.
Điều người dân lo ngại nhất là nước bẩn vào vườn nhà, ngấm vào giếng nước sinh hoạt. Được biết, vài năm nay, mỗi khi mưa nước dồn ứ cục bộ, tại khu vực xóm không có lối thoát nên người dân phải tự xử lý khỏi chảy vào nhà nhưng bùn đất lại chảy xuống ruộng ảnh hưởng đến sản xuất của bà con.
Đặc biệt, khi nhà máy xi măng nổ mìn phá núi lấy đá thì cũng là lúc hơn 50 hộ dân ở gần mỏ đá hứng chịu những đợt rung lắc. Nhiều bức tường, mái nhà, bị xé, dầm trụ bị nứt. Thỉnh thoảng có hiện tượng đá văng vào nhà dân. Thậm chí có người mỗi khi trên núi nổ mìn phá đá phải chạy ra khỏi nhà để đảm bảo an toàn.
Bùn đen ngòm mới được một chiếc xe đổ ra khiến người dân lo lắng. (Ảnh: VOV)
-> Dân khổ sở vì nhà máy kim loại "thản nhiên" xả chất màu trắng ra môi trường
Trước tình trạng trên, người dân đã làm đơn kiến nghị đến các cơ quan chức năng phản ánh những bức xúc khi phải sống cạnh nhà máy xi măng Sông Lam.
Chia sẻ trên VOV, ông Đậu Văn Chinh - Phó trưởng phòng TN&MT huyện Đô Lương cho biết, phản ánh của người dân phía phòng đã nhận được.
Phòng đã cùng với chính quyền địa phương lập biên bản sự việc, đồng thời đề nghị Công ty CP xi măng Sông Lam khắc phục những hạn chế trên. Huyện đã báo cáo lên cấp trên để có phương án xử lý.
Nhà máy xi măng Sông Lam của Công ty CP xi măng Sông Lam (thuộc Tập đoàn xi măng The Vissai) được đầu tư với số vốn hơn 10.000 tỷ đồng, công suất 6.000 tấn clinker/dây chuyền/1 ngày.
Mỗi năm, nhà máy sẽ cho ra lò 4 triệu tấn sản phẩm và giải quyết việc làm cho khoảng 2.000 lao động. Nhưng kể từ ngày nhà máy đi vào hoạt động đã gây nên nhều vấn đề về ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc.
-> Lo ngại ô nhiễm môi trường, Tiền Giang thu hồi dự án nhà máy giấy 220 triệu USD
Video: Người dân Hòa Bình kêu cứu vì 2 nhà máy xi măng gây ô nhiễm (Nguồn: VTC16)