Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu đề xuất, ban hành văn bản trái pháp luật

04/02/2025 10:10

MTNN Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra tình trạng chậm tiến độ trình hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) trái pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu có thể bị xử lý theo quy định của Đảng, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Dự thảo Luật Ban hành vVBQPPL (sửa đổi) quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong ban hành, thực thi văn bản quy phạm pháp luật. Ảnh minh họa

Luật Ban hành VBQPPL hiện hành đã có quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong công tác xây dựng pháp luật. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Tư pháp, các quy định này còn rải rác và chưa thực sự rõ ràng. Các quy định về xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật, cũng như việc không kịp thời xử lý văn bản trái pháp luật và khắc phục hậu quả do áp dụng văn bản trái pháp luật gây ra chưa cụ thể, chưa đầy đủ.

Thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam trong những năm qua cho thấy tình trạng pháp luật không được thi hành nghiêm chỉnh diễn ra khá phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng nêu trên là do các VBQPPL chưa xác định rõ các hoạt động nào thuộc về tổ chức thi hành pháp luật và quy định trách nhiệm nghĩa vụ thực hiện cho các chủ thể. Do đó, dẫn đến việc thực hiện công tác tổ chức thi hành pháp luật chưa đạt hiệu quả, nhiều khi còn mang tính hình thức.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, tại Tờ trình về Luật Ban hành VBQPPL sửa đổi, Chính phủ nhận định, việc xác định cụ thể các hoạt động nào thuộc về tổ chức thi hành VBQPPL và trách nhiệm thực hiện là điều cần thiết trong tổ chức thi hành VBQPPL. Minh bạch hóa trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong ban hành, thực thi VBQPPL sẽ nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành VBQPPL.

Do đó, tại lần sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL này, Chính phủ đề xuất phương án quy định cụ thể về trách nhiệm của các các chủ thể trong xây dựng, thi hành pháp luật, bảo đảm thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chỉ đạo của đảng, nhà nước trong thời gian qua.

Đáng chú ý, tại khoản 10, Điều 68 dự thảo Luật quy định người đứng đầu của cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cũng phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng chậm tiến độ trình văn bản hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; trình hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật; để xảy ra hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ; chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp đã giao cấp phó của mình chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách công tác xây dựng pháp luật, trừ trường hợp có quy định được loại trừ trách nhiệm.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức đồng thời phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở cơ quan, đơn vị, tổ chức mình. Kết quả thực hiện là căn cứ để đánh giá, xét thi đua khen thưởng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu có thể bị xử lý theo quy định của Đảng, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Dự thảo Luật sửa đổi cũng quy định: "Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và công chức được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm nếu đã kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật".

Theo Chương trình dự kiến, ngày 5/2, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Ban hành VBQPPL sửa đổi.

Dự thảo Luật Ban hành VBQPPL sửa đổi bố cục thành 8 chương, 72 điều (giảm 9 chương, 101 điều so với Luật Ban hành VBQPPL năm 2015).

Nội dung dự thảo Luật tập trung 7 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật, gồm: Tiếp tục đơn giản hóa hệ thống VBQPPL; Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng và thi hành pháp luật; phân định rõ thẩm quyền ban hành VBQPPL của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và văn bản dưới luật; Bổ sung hình thức nghị quyết quy phạm pháp luật của Chính phủ; Đổi mới việc xây dựng Chương trình lập pháp của Quốc hội; Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL; Đẩy mạnh phân cấp gắn với tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo; Quy định việc chịu trách nhiệm đến cùng của các cơ quan trình dự án luật; Hướng dẫn áp dụng VBQPPL.

Diệu Anh

Nguồn baochinhphu.vn
Link bài gốc

https://baochinhphu.vn/nguoi-dung-dau-phai-chiu-trach-nhiem-neu-de-xuat-ban-hanh-van-ban-trai-phap-luat-102250204092754886.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com