Người dân cần làm gì để ‘miễn dịch’ với Covid-19?

19/02/2020 19:15

MTNN Dịch bệnh do Covid-19 lây lan nhanh từ người sang người, nhưng lại chưa có thuốc đặc trị và vắc xin phòng ngừa. Theo các chuyên gia y tế, để phòng, chống loại vi rút này, người dân có thể bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường sức đề kháng để ngăn chặn Covid-19 xâm nhập vào cơ thể.

Ăn uống những gì và như thế nào?

Theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh - Trưởng Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, mỗi người cần ăn uống đầy đủ, đảm bảo đủ chất đạm và các vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C để tăng khả năng đề kháng cho cơ thể.

Bởi vì người có sức đề kháng tốt, sẽ ít nguy cơ mắc bệnh hơn, trường hợp không may mắc bệnh cũng sẽ diễn biến nhẹ hơn và hồi phục nhanh hơn. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già, người suy dinh dưỡng, người có bệnh lý mạn tính như đái tháo đường rất dễ bị nhiễm bệnh, vì vậy, cần tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể.

Vitamin C là chất dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, bởi dưỡng chất này hỗ trợ tạo bạch cầu và giúp tăng khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta lại không thể tự sản sinh hoặc tổng hợp vitamin C mà cần phải được cung cấp thông qua các loại thực phẩm để duy trì sức khỏe. Các loại trái cây họ cam quýt, kiwi, đu đủ chín, dâu tây, ớt ngọt, cà chua, bông cải xanh, khoai tây… là những nguồn thực phẩm giàu vitamin C.

Vì vậy, hàng ngày mỗi người dân nên ăn khoảng 300g rau xanh, 2-3 phần hoa quả tươi (một phần tương đương 1 trái cam cỡ vừa, hoặc 1 trái kiwi, 1 trái táo, 2-3 múi bưởi, 1 trái ổi, 1/2 trái bơ, 6 trái dâu tây, 1 ly đu đủ) sẽ nhận đủ nhu cầu vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, vitamin C tan trong nước và dễ bị hủy bởi nhiệt độ. Do đó, không nên đun nấu rau củ quá lâu trên bếp, nên ăn trái cây ngay sau khi cắt gọt sẽ hạn chế mất vitamin C trong thực phẩm.

Để tăng cường đề kháng, mỗi nhóm đối tượng cũng nên bổ sung thêm những dưỡng chất phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Trong đó, phụ nữ mang thai dễ bị thiếu sắt và acid folic nên cần được bổ sung đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé; trẻ em cần được bú mẹ và ăn dặm đúng cách, cần có chế độ ăn phù hợp với khả năng tiêu hóa hấp thu ở từng độ tuổi của trẻ.

Đối với người già do khả năng ăn kém, hoạt động của hệ tiêu hóa cũng kém hơn lúc trẻ nên dễ bị thiếu chất. Cảm giác khát kém nhạy nên dễ bị thiếu nước. Vì vậy, đối với nhóm đối tượng này cần chú ý cung cấp đủ dưỡng chất và đủ nước cho cơ thể. Nên ăn nhiều bữa với thức ăn dễ tiêu hóa và giàu dưỡng chất.

Riêng những người suy dinh dưỡng thường thiếu nhiều chất, nhất là chất đạm và các vi chất như: sắt, kẽm, vitamin A, E, C… là những nhóm chất cần thiết cho hệ miễn dịch. Người bệnh đái tháo đường nên ăn uống điều độ, chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và trung bình để tránh đường trong máu tăng cao. Khi bổ sung trái cây để tăng vitamin C cho cơ thể cần chọn trái cây ít ngọt.

Thực hiện lối sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh, sắp xếp khoa học giữa công việc, chơi thể thao, và nghỉ ngơi thư giãn sẽ là liều thuốc bổ vô cùng quan trọng nhằm củng cố hệ thống miễn dịch.

Bác sĩ Hạnh cho biết, việc thường xuyên tập luyện thể thao, cải thiện môi trường sống…cũng giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Hạn chế các thói quen xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và hệ miễn dịch nói riêng như: ngủ không đủ giấc, thức quá khuya hay thức đêm, ăn uống thất thường... Ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản sinh ra cytokine là một loại protein có khả năng kháng viêm và chống nhiễm trùng, sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh. Cung cấp đủ nước mỗi ngày cho cơ thể giúp thải độc tố, và là một cách hỗ trợ cho hệ miễn dịch.

Bên cạnh việc tăng cường hệ miễn dịch, việc cung cấp đủ dưỡng chất, cũng như bổ sung đủ vitamin C trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bác sĩ Hạnh lưu ý người dân trong điều kiện đang có dịch bệnh Covid-19, người dân cần tránh nguy cơ phơi nhiễm với mầm bệnh bằng cách tuân thủ theo những khuyến cáo của Bộ Y tế như: tránh tiếp xúc nơi đông người, đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên với xà phòng (hoặc dung dịch rửa tay nhanh), không đưa tay bẩn lên mắt, môi, miệng... Trường hợp có triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp như ho, sốt, khó thở thì nên đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị sớm.

Hồ Quang

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com