Thông báo về cái chết của tê giác đực Bắc Phi- cá thể cuối cùng tại Kenya
Thông báo này được đưa ra từ khu bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya, cho biết con tê giác đã qua đời ở tuổi 45 do gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi già và hàng loạt bệnh nhiễm trùng khác. Cụ thể, phần da của tê giác có nhiều vết thương rộng, cơ bắp và xương đã thoái hóa.
Như vậy, dù với nỗ lực để giống loài không tuyệt chủng thì hiện tại, thế giới chỉ còn sót lại đúng 2 cá thể tê giác trắng, tất cả đều là giống cái, đó là của Sudan - Najin và con gái của Najin - Fatu.
Một bản sao tài liệu di truyền của tê giác Sudan đã được làm ra vào ngày nó qua đời, với hy vọng rằng công nghệ tương lai có khả năng làm sống lại những loài dường như bị tuyệt chủng.
Nhà bảo tồn động vật Kenyan cho biết: "Hy vọng duy nhất cho việc bảo tồn phân loài này hiện nay nằm trong việc phát triển kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Bằng cách sử dụng trứng của hai con cái còn lại và tinh dịch tê giác trắng đực được lưu giữ.”
Cái chết của Sudan chính là một dấu hiệu cho thấy sự tàn nhẫn của con người, hàng thập kỷ qua nạn săn bắt tê giác vẫn không có dấu hiệu ngừng lại khiến cho số lượng tê giác ngày càng ít, thậm chí không còn như loài tê giác trắng.
Fatu và Najin gặm cỏ tại Khu bảo tồn Ol Pejeta ở công viên quốc gia Laikipia, Kenya.
Sudan là con tê giác rất nổi tiếng. Nó được mệnh danh là "gã độc thân quyến rũ nhất thế giới" trên ứng dụng hẹn hò Tinder trong một chiến dịch gây quỹ.
Trong khoảng gần 10 năm nay, Sudan đã sinh sống trong một khu bảo tồn ở Ol Pejeta. Các lính gác có vũ trang bảo vệ Sudan 24 giờ/ ngày, bởi vì con vật này đang là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Loài tê giác nói chung thường được nhắm tới bởi những kẻ săn trộm bởi người châu Á tin rằng sừng tê giác có khả năng chữa trị được nhiều loại bệnh tật.
Được biết, loài này hiện không còn cá thể nào tồn tại ngoài thiên nhiên, vì thế yêu cầu bảo tồn loài tê giác này vô cùng cấp thiết.
Video liên quan:
Cá thể tê giác đực trắng Bắc Phi cuối cùng tại Kenya đã qua đời (Theo Guardian News)
=> Thực hư sinh vật cổ đại tồn tại từ 65 triệu năm trước trên sông Nile