Thằn lằn cổ dài
Dài 12 mét và từng tồn tại ở đại dương trong 100 triệu năm, quái vật biển khổng lồ plesiosaur rất giống với quái vật hồ Loch Ness mà con người săn tìm.
Chúng có cổ dài và thường chỉ ăn cá, nhưng cũng có khi ăn thịt cả các loài sinh vật to lớn khác, bao gồm cả khủng long trên đất liền.
Loài thằn lằn cổ dài này còn được cho là xuất hiện ở hồ Champlain và hồ Memphremagog ở Mỹ (Ảnh: Infornet)
Loài thằn lằn cổ dài này còn được cho là xuất hiện ở hồ Champlain và hồ Memphremagog ở Mỹ. Nhưng nhiều nhà khoa học đã bác bỏ khả năng plesiosaur đã sống sót qua cuộc đại tuyệt chủng.
Bởi hồ Loch Ness chỉ hình thành cách đây khoảng 10.000 năm, nhưng các mẫu hóa thạch gần nhất của plesiosaur cách xa tới 66 triệu năm.
Cá mập yêu tinh
Với chiều dài lên đến 4 m (13 ft) khi trưởng thành, cá mập yêu tinh là một loài cá mập sống chủ yếu dưới biển sâu, dù rất xấu xí nhưng chúng lại cực kì quý hiếm vì màu da hồng rất đặc trưng.
Mặc dù có kích thước lớn và hơi đáng sợ, nhưng loài cá mập này thực tế lại vô hại đối với con người (ảnh: Trí thức trẻ)
Với vẻ ngoài kỳ lạ và đáng sợ của chúng cho thấy sinh vật này có nguồn gốc từ thời tiền sử và tổ tiên đầu tiên của loài cá mập yêu tinh này được cho là đã sinh sống từ cách đây 125 triệu năm trước. Mặc dù có kích thước lớn và hơi đáng sợ, nhưng loài cá mập này thực tế lại vô hại đối với con người.
Cá nhám mang xếp
Sinh sống chủ yếu trong những vùng nước sâu từ 50-200 m (160-660 ft) của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, cá nhám mang xếp là một loại hóa thạch sống trên biển đáng sợ.
Loài cá mập này thuộc một trong những loài cá mập cổ xưa nhất còn sót lại, chúng có niên đại ít nhất là từ cuối kỷ Phấn trắng (95 triệu năm trước) và thậm chí là cuối cả kỷ Jura (cách đây 150 triệu năm).
Cá sấu mõm dài
Là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất ở Bắc Mỹ, cá sấu mõm dài thường được gọi là “cá nguyên thủy” hoặc “hóa thạch sống” vì chúng vẫn giữ được một số đặc điểm hình thái của tổ tiên mình như chiếc mõm dài và hai đường rãnh lộ rõ trên đầu cũng như khả năng hô hấp cả trong không khí và dưới nước.
Cá sấu mõm dài thường được gọi là “cá nguyên thủy” hoặc “hóa thạch sống” còn tồn tại đến ngày nay (ảnh: Kiến thức)
Các ghi chép hóa thạch đã ghi lại sự tồn tại của cá sấu mõm dài xuất hiện từ hơn 100 triệu năm trước.
Cá đuối sông khổng lồ có gai độc
Cá đuối gai độc khổng lồ này thường có mặt tại các con sông ở vùng Đông Nam Á. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới với trọng lượng từ 500 - 600kg. Loài cá đuối này có hình bầu dục với chiều dài thường thấy khoảng 2m, với cái đuôi kéo dài có nhiều răng cưa.
Cá đuối gai độc khổng lồ này thường có mặt tại các con sông ở vùng Đông Nam Á (ảnh: Trí thức trẻ)
Loài cá đuối này được nhiều người biết đến vào năm 2006 khi dùng cái đuôi có độc của mình giết chết nhà tự nhiên học nổi tiếng người Úc - Steve Irwin. Theo các nhà khoa học, loài này đã có từ kỷ Jura, cách đây khoảng 100 triệu năm.
Bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm là trách nhiệm của mọi công dân (nguồn: VTC)