Loai cây có thể giúp thế giới chống lại biến đổi khí hậu
Cây Kiri là cây thân gỗ lớn có chiều cao từ 10m - 25m, lá to, bản rộng tới 15cm – 40cm, mọc thành cặp trên cành.
Ở Việt Nam, cây Kiri được biết đến với tên gọi khác là cây Hông, được đồng bào các tỉnh phía Bắc dùng gỗ làm chõ hông xôi.
Ở nước ta, cây Kiri phân bổ trong rừng tự nhiên tại một số tỉnh phía Bắc giáp với biên giới Trung Quốc.
Ở Việt Nam, cây Kiri được biết đến với tên gọi khác là cây Hông, được đồng bào các tỉnh phía Bắc dùng gỗ làm chõ hông xôi (ảnh: Kiến thức)
Gỗ cây Kiri được sử dụng để làm tủ, hộp và guốc, sản xuất than củi, vỏ được làm thành thuốc nhuộm trong khi lá được sử dụng để điều chế thuốc trừ sâu.
Theo ước tính, Kiri có thể hấp thụ lượng khí carbonic, vốn là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, gấp 10 lần các loài cây khác. Đồng thời, Kiri cũng trả lại môi trường lượng Oxy cao vượt trội.
Bên cạnh khả năng lọc khí, điều khiến Kiri thậm chí còn trở nên tuyệt vời hơn chính là sức sống mãnh liệt. Giới khoa học đánh giá Kiri là một trong những loài cây lớn nhanh nhất thế giới. Thậm chí, con người còn có thể trồng chúng trên các khu vực mà cả nguồn đất và nguồn nước đều đã bị ô nhiễm. Và trong quá trình trưởng thành, Kiri sẽ giúp cải tạo cũng như giải độc cho chính mảnh đất đó.
Chính vì những khả năng tuyệt vời kể trên, Kiri được nhận định là “cây trồng chiến lược của thế kỷ 21”, để giúp còn người giải quyết các thảm họa môi trường do chính mình gây ra.
-> Trung Quốc mong muốn hợp tác Việt Nam nhân giống rùa Hoàn Kiếm
Đây được gọi là "siêu cây" có thể cứu Trái Đất khỏi biến đổi khí hậu (nguồn: Khoa hoc TV)