Hà Nội làm gì để 'cứu' những dòng sông ô nhiễm?

28/11/2024 10:36

MTNN "Thủ phạm" khiến nước ở nhiều con sông như Tô Lịch, sông Sét, sông Kim Ngưu, sông Lừ... ở Hà Nội ô nhiễm là nước thải. Theo chuyên gia, chỉ bằng cách vận hành hệ thống xử lý nước thải đồng bộ thì mới giải quyết triệt để được ô nhiễm.

Ô nhiễm các sông ở Hà Nội kéo dài nhiều năm

Từ nhiều năm trước, TP Hà Nội đã chỉ ra và thực hiện một số giải pháp để giảm ô nhiễm, làm sạch hệ thống sông, hồ nội đô. Nhiều trạm xử lý nước thải đã được xây dựng (từ năm 2013, TP Hà Nội đã đưa Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, quận Hoàng Mai có công suất 200.000m3/ngày đêm, với nhiệm vụ thu gom, xử lý nước thải của sông Sét và Kim Ngưu).

Ngoài ra, nhiều dự án cũng được TP Hà Nội đặt ra nhằm thu gom và xử lý nước thải như hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị khu vực quận Hà Đông và Sơn Tây, dự kiến công suất 45.000m3/ngày đêm và 20.000m3/ngày đêm; hệ thống thu gom và Nhà máy xử lý nước thải Phú Đô với công suất 84.000m3/ngày đêm.

Tháng 10/2016, Hà Nội đã khởi công dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, có tổng mức đầu tư 16 nghìn tỷ đồng với mục tiêu xử lý nước thải thuộc các quận: Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông và huyện Thanh Trì. Đến nay, dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (công suất 270 nghìn m3/ngày đêm) đã cơ bản hoàn thành.

TS. Lê Xuân Thái, Giảng viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội phân tích: Các dòng sông lớn ở Hà Nội như sông Tô Lịch, sông Sét, sông Kim Ngưu và sông Lừ đang bị ô nhiễm rất nặng. Biểu hiện rõ nhất ở màu nước sông. Quanh năm các sông có màu đen kịt, những ngày mưa nước đục, nhiều đoạn gần miệng cống, bọt trắng xuất hiện cùng với đó là mùi hôi, khó chịu.

Nhiều sông ở Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng.

Đây là kết quả của quá trình phản ứng kị khí lâu dài của nguồn chất thải, nước thải không được thu gom, xử lý xả thẳng xuống lòng sông, lâu ngày tích tụ lại gây mùi xú uế. Tiếp đến là các hệ sinh thái dọc 2 bờ sông cũng như trong lòng sông (hệ sinh thái dưới nước) gần như là không còn. Nếu đi dọc những con sông này gần như không bao giờ có thấy các loài tôm, cá xuất hiện.

Với việc mỗi ngày phải tiếp nhận hơn 150.000 m³ nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp qua hàng trăm ống xả thải trực tiếp, tới nay, nước sông Tô Lịch vẫn chưa thể chuyển màu từ đen sang xanh. Và khi mục tiêu lớn nhất là xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước chưa hoàn thành, viễn cảnh sông Tô Lịch trở thành công viên vẫn cứ xa vời. Câu chuyện khá tương tự cũng xảy ra với sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Nhuệ. Kết quả mang lại khó có thể nói là khả quan khi người dân nơi đây vẫn kêu trời và phải "sống mòn" cùng ô nhiễm.

"Chìa khóa" là hệ thống xử lý nước thải đưa vào vận hành

PGS TS Đào Trọng Tứ, Trưởng ban điều hành Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam cho biết, đến nay, Hà Nội cũng đã có một số nhà máy xử lý nước thải như trạm xử lý nước thải Yên Xá nhưng vẫn đang trong giai đoạn thi công và hoàn thiện. Việc thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường chưa được giải quyết triệt để. Vì vậy, việc hồi sinh các dòng sông bị ô nhiễm của Hà Nội vẫn đang trong quá trình thực hiện.

Do đó Hà Nội cần quan tâm và ưu tiên cho những giải pháp lâu dài, cần sự vào cuộc của các ngành, người dân cũng như việc huy động mọi nguồn lực làm sống lại các dòng sông "chết". Vấn đề đặt ra ở đây là việc thu gom nước thải dọc các con sông chưa được đầu tư đồng bộ, chưa hoàn thiện. Nếu thu gom được hết nước thải sinh hoạt và đưa về nhà máy xử lý thì sẽ giải quyết được vấn đề.

Để thực hiện mục tiêu trên, một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là TP Hà Nội sẽ xây dựng đập trên hệ thống sông Hồng, sông Đuống để đảm bảo mực nước ổn định, phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội trên các dòng sông.

Cụ thể, TP Hà Nội sẽ nghiên cứu xây dựng đập Xuân Quan trên sông Hồng, đập Long Tửu trên sông Đuống để dâng nước, cải thiện khả năng lấy nước vào hệ thống thủy lợi, làm sống lại các dòng sông. Nhờ đó, nước từ sông Hồng, sông Tô Lịch sẽ có dòng chảy, thoát cảnh dòng sông chết, tích tụ nước thải như hiện nay.

Đặc biệt, TP Hà Nội sẽ hạn chế hoặc tạm ngừng việc khai thác cát trên sông Hồng. Việc này nhằm góp phần nâng cao mực nước sông Hồng để tăng khả năng lấy nước vào sông Đáy - Nhuệ, Tô Lịch và hệ thống công trình thủy lợi khác.

Việc làm đập tràn trên sông Hồng được kỳ vọng sẽ làm sống lại các dòng sông. Bởi, khi nước sông Hồng dâng lên sẽ giúp các sông Nhuệ, sông Đáy hay thậm chí sông Tô Lịch có dòng chảy tự nhiên như xưa.

Ngoài ra, việc xây dựng một số đập trên sông Hồng và sông Đuống nhằm dâng nước, tạo nguồn tự chảy thường xuyên, liên tục vào các sông của Hà Nội. Việc này nhằm bảo đảm dòng chảy môi trường, tránh tình trạng ứ đọng, ô nhiễm, trả lại khả năng tự làm sạch các chất ô nhiễm cho sông.

Bên cạnh đó, đề án trên cũng hướng tới việc điều hòa, kiểm soát lượng dòng chảy phân lưu từ sông Hồng sang sông Đuống, sử dụng nước, tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nước.

 

Nguồn suckhoedoisong.vn
Link bài gốc

https://suckhoedoisong.vn/ha-noi-lam-gi-de-cuu-nhung-dong-song-o-nhiem-169241128100247522.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com