Số lượng cua móng ngựa đang giảm một cách nhanh chóng.
Lịch sử trái đất đã chứng kiến nhiều cuộc đại tuyệt chủng của các động, thực vật quý hiếm. Tuy nhiên, vẫn có những loài sinh vật tồn tại kỳ diệu cho đến tận ngày nay. Và trong số những loài động vật từ thời cổ đại đó, chúng ta không thể không kể đến loài cua móng ngựa.
Phát hiện hóa thạch cho thấy cua móng ngựa có niên đại 450 triệu năm, lâu hơn rất nhiều so với loài khủng long đã tuyệt chủng. Trải qua hàng trăm triệu năm, cua móng ngựa vẫn giữ nguyên những đặc điểm kích cỡ, hình dạng vốn có.
Cua móng ngựa Đại Tây Dương có hình vỏ hình móng ngựa, giúp bảo vệ nó khỏi những kẻ săn mồi (Ảnh: Khoahoc.tv)
Cua móng ngựa (hay còn gọi là Sam Mỹ) sống tập trung ở dọc Đại Tây Dương của Bắc Mỹ. Đa phần cua móng ngựa sống ở vùng nước cạn, nhưng chúng sẽ bò lên bờ để phối giống. Cua móng ngựa có màu nâu, kích thức cơ thể to khoảng từ 17 đến 34 cm và nặng 3,8 kg đối với con trưởng thành. Giống như các động vật chân đốt khác, cua móng ngựa phát triển bằng cách lột bỏ bộ xương ngoài của chúng.
Mọi người thường tin rằng phần đuôi giống như móng ngựa của loài cua này là một cái vòi. Tuy nhiên, thực chất đuôi có chức năng như một bánh lái, giúp cua móng ngựa điều hướng phần dưới của cơ thể. Cua móng ngựa có 10 mắt, nhưng chỉ có 2 mắt có thể nhìn rõ. Những mắt còn lại ở trên đỉnh mai, ở đuôi và gần miệng.
Cua móng ngựa có cấu tạo cơ thể khá phức tạp (Ảnh: Báo mới)
Theo nghiên cứu, cua móng ngựa cái có thể đẻ tới 90.000 trứng, tuy nhiên, trong số này, chỉ có 10 trứng có thể tồn tại. Số lượng trứng cực lớn của loài cua móng ngựa giúp cung cấp lượng thức ăn dồi dào cho hàng loạt các loài chim biển cũng như góp phần cân bằng hệ sinh thái.
Tuy nhiên, lợi ích của cua móng ngựa không chỉ dừng lại ở đó. Từ lâu, các nhà khoa học đã phát hiện ra dòng máu xanh của loài cua móng ngựa có tác dụng vô hiệu hóa các vi khuẩn độc hại. Bởi vậy, từ những năm 1970, ngành y tế đã sử dụng máu của loài động vật này để kiểm tra các loại vắc xin nhằm xác định xem chúng có bị nhiễm vi khuẩn gram âm nguy hiểm hay không.
Cua móng ngựa thường bị bắt để trị bệnh trên khắp thế giới (Ảnh: Igem.org )
Các nhà khoa học cho biết chỉ cần 45 phút tiếp xúc với chất Limulus amebocyte lysate (LAL) được chiết suất từ máu cua móng ngựa là đã có thể phát hiện nội độc tố từ vi khuẩn gram âm rất khó quan sát thấy. Nhờ vậy mà cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) luôn yêu cầu các công ty dược phẩm kiểm tra các loại vắc xin bằng máu cua móng ngựa trước khi đưa tới tay người bệnh.
Theo thống kê, mỗi năm, khoảng 500.000 con cua móng ngựa bị bắt để lấy máu cung cấp cho các công ty dược phẩm. Để có thể lấy được máu của loài động vật quý này, người ta thường nhốt và chiết suất máu của chúng trong vòng từ 24 đến 72 tiếng. Sau đó, những chiếc chai đựng đầy máu xanh của cua móng ngựa sẽ được dùng để kiểm tra vắc xin có bị nhiễm vi khuẩn có hại hay không.
Phía sau ngành công nghiệp khai thác máu cua móng ngựa là những hình ảnh tàn nhẫn khiến nhiều người không khỏi xót xa (Ảnh: tintuc.vn)
Để có thể lấy được máu của loài động vật quý này, người ta thường nhốt và chiết suất máu của chúng trong vòng từ 24 đến 72 tiếng. Sau đó, những chiếc chai đựng đầy máu xanh của cua móng ngựa sẽ được dùng để kiểm tra vắc xin có bị nhiễm vi khuẩn có hại hay không.
Với những lợi ích mà cua móng ngựa mang đến cho y học, sự tồn tại của loài này đang bị đe dọa. Liên minh Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên đã đưa cua móng ngựa Đại Tây Dương vào danh sách những loài động vật đang gặp nguy hiểm, có nguy cơ tuyệt chủng cao.
=> Loài cá có tuổi thọ lên đến 100 năm đứng trên bờ vực tuyệt chủng
Cua móng ngựa 10 mắt có trên trái đất từ 200 triệu năm trước (Theo argofilms)