Biến đổi khí hậu: Hệ lụy đáng sợ dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng của động vật (P.2)

27/07/2018 09:57

MTNN Nền nhiệt dao động lớn và thường xuyên khiến những loài động vật phải "khốn đốn" tìm thức ăn và nơi trú ngụ, 4 loài dưới đây đã kề cạnh nguy cơ tuyệt chủng.

Biến đổi khí hậu: Hệ lụy đáng sợ dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng của động vật (P.2)

Rùa da ( Rùa biển Leatherback)

az-leatherback-turtle-copyright-protected-small

Rùa da (leatherback) là loài rùa biển duy nhất không có mai cứng

Rùa biển Leatherback nặng khoảng nửa tấn, là một loài bò sát khổng lồ. Giống như tất cả các loài rùa biển khác, loài Leatherback bị đe doạ bởi săn trộm và ô nhiễm. Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa mới, đang gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu. Mực nước biển dâng cao và điều kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ làm giảm nơi sống cho rùa biển. Đối với sự sinh sản của rùa biển, nhiệt độ của cát giúp xác định giới tính của rùa biển con. Nếu trứng rùa ấm sẽ là con cái, còn trứng lạnh thì trở thành con đực. Dưới sự nóng lên toàn cầu, tỷ lệ giới tính của rùa có thể bị lệch, dẫn đến giảm dân số.

Gấu Koala

az_koala1

Gấu Koala chủ yếu ăn lá bạch đàn và rất hiếm khi uống nước 

Gấu Koala là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc, chúng đang dần trở nên quý hiếm do sự nóng lên toàn cầu. Gấu Koala có chế độ ăn uống cực kỳ riêng biệt, chỉ chứa lá bạch đàn. Việc tăng khí CO2 trong khí quyển đang làm giảm giá trị dinh dưỡng của lá, dẫn đến suy dinh dưỡng và đói đói của Koala. Hạn hán dài và thường xuyên hơn sẽ làm tăng sự xuất hiện của cháy rừng, làm chết hàng triệu loài động vật sống trong rừng như gấu Koala.

Cá tuyết Đại Tây Dương

az-atlantic-cod-copyright-Hans-Hillewaert

Cá tuyết khó có thể tồn tại với nạn đánh bắt và biến đổi khí hậu (Ảnh: Hans Hillewaert)

Là một loại cá thực phẩm phổ biến, cá tuyết Đại Tây Dương trong nhiều năm gần đây đã trở thành nạn nhân của việc đánh bắt quá mức. Ngoài ra, sự ấm lên của đại dương một cách nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sinh sản của cá tuyết, khiến số lượng cá tuyết giảm mạnh. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc nước ấm lên làm giảm sự tồn tại của các động vật phù du – chuỗi thức ăn của cá tuyết con.Thêm vào đó, để thoát khỏi nhiệt độ cao, cá non có khả năng mạo hiểm vào vùng nước sâu nơi chúng có nguy cơ bị ăn thịt nhiều hơn.

Bướm Monarch 

az-monarch-butterfly-copyright-adam-skowronski-wiki

Bướm Monarch có tên khoa học là Danaus Plexippus, chúng nổi tiếng với tập quán di cư diện rộng từ Bắc Mỹ đến vùng đất phía Nam (Ảnh: Adam Skowronski)

Giống như những loài bướm khác, Monarch vô cùng nhạy cảm về thời tiết và khí hậu. Do đó, tần suất nhiệt độ thay đổi chóng mặt đang là mối nguy cơ khổng lồ đối với loài bướm xinh đẹp này.

Thức ăn chủ yếu của bướm Monarch là hạt của chi Hoa bông tai, tuy nhiên, khí hâu của trái đất nóng lên khiến các vùng thức ăn của chúng khô dần đi. Việc nguồn thức ăn cạn kiệt là yếu tố chủ yếu khiến số lượng loài bướm này giảm mạnh tới nguy cơ tuyệt chủng trong những năm gần đây.

Video liên quan:

Chỉ vài năm nữa thôi, có lẽ những loài động vật này sẽ hoàn toàn biến mất (Theo Nat Geo Wild) 

=> Drone thế hệ mới có thể ngăn chặn sự tuyệt chủng của động vật hoang dã

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com