Hang Krubera Voronya (Georgia)
Hang Voronya ở Georgia là hang động sâu nhất thế giới, với độ sâu 7.208ft (2.196m)
Cái tên Krubera được đặt theo nhà địa lý người Nga Alexander Kruber vào năm 1960 nhưng các nhà thám hiểm vẫn quen gọi nó với cái tên Voronya, có nghĩa là “hang quạ”. Các cuộc thi thám hiểm hàng năm thường được tổ chức tại đây với sự tham gia của các đội đến từ nhiều nước như Ukraine, Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Các nhà thám hiểm đang cố gắng tìm đến khu vực sâu nhất ở đây, có thể Voronya sâu hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ.
Mỏ Kidd (Canada)
Mỏ Kidd ở Ontario, Canada là mỏ sâu nhất so với mực nước biển, đạt tới độ sâu 8.967ft (2.733m)
Với tổng chiều sâu lên đến 10.000ft (3.048m), đây là khu mỏ đầu tiên gần với tâm trái đất nhất. Mở cửa vào năm 1964, đây là mỏ đồng lớn nhất thế giới, sử dụng 2.200 công nhân và sản xuất hàng triệu tấn quặng mỗi năm. Tuy nhiên, mỏ đã bị đóng cửa vào năm ngoái vì không nhận được thêm kinh phí để tiếp tục duy trì hoạt động.
Vực Litke
Thuộc lưu vực Châu Âu của Bắc Băng Dương, vực Litke cách vùng Svalbard hoang vu 350km về phía bắc. Đây là rãnh đại dương sâu (17.881ft) và có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Nơi này được đặt tên theo con tàu phá băng đã phát hiện ra nó vào năm 1955 – chiếc Fyodor Litke
Vực Milwaukee
Thuộc rãnh biển Puerto Rico, tiếp giáp giữa biển Caribbean và Đại Tây Dương, vực Milwaukee đạt tới độ sâu 28.860ft (8.796m) so với mực nước biển. Được đặt tên theo con tàu USS Milwaukee đã phát hiện ra khu vực này vào ngày 14/2/1939. Các nhà địa chất cho rằng, đây là nơi có thể xảy ra động đất và sóng thần bất cứ lúc nào vì vậy nó rất nguy hiểm.
Biển Puerto Rico – nơi tiếp giáp giữa biển Caribbean và Đại Tây Dương
Rãnh Mariana
Năm rãnh biển sâu nhất trên thế giới đều nằm ở Thái Bình Dương – rãnh Tonga, rãnh Philippine, rãnh Kuril-Kamchatka và rãnh Kermadec nhưng sâu nhất trong số đó là rãnh Mariana, với độ sâu 35.994ft (10.970m). Là nơi sâu nhất trên thế giới, Mariana đã trở thành nơi thu hút rất nhiều nhà thám hiểm, doanh nhân Richard Branson và đạo điễn James Cameron đều đã có những chuyến thám hiểm ở đây. Có rất nhiều sinh vật biển với hình thù kỳ dị được tìm thấy ở đây và cũng có rất nhiều điều bí hiểm mà các nhà khoa học chưa thể khám phá ra ở đáy biển sâu nhất thế giới này.
Nơi càng sâu và càng nguy hiểm lại càng thu hút sự tò mò của giới khoa học
Lỗ khoan Kola Superdeep (Nga)
Lỗ khoan Kola Superdeep còn có một tên gọi khác là Lỗ Địa Ngục, đạt đến độ sâu 40.230ft (12.262m). Bắt đầu từ một dự án “điên rồ” nhằm thâm nhập vào lòng đất của các nhà khoa học Liên Xô năm 1970 với mục tiêu là 49.000ft (14.935m), nhưng công việc này đã phải chấm dứt do mũi khoan không chịu được nhiệt độ lên đến 572°F (300°C). Mặc dù phải dừng việc khoan dò lại vào năm 1992 nhưng các nhà khoa học vẫn thành công trong việc xuyên qua được một phần ba lớp vỏ địa cầu.
Địa điểm cuối cùng trong danh sách lại là do con người tạo ra
Video liên quan:
Rãnh Mariana và những bí ẩn khoa học vẫn chưa thể lý giải (Theo Top5s)
=> 16 sinh vật kỳ quái dưới lòng đại dương khiến bạn sợ "nổi da gà"