Không để khan hiếm hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý

01/11/2019 13:01

MTNN

Theo Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh, chương trình bình ổn thị trường năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 trên địa bàn Thành phố sẽ được thực hiện từ ngày 1/4/2019 đến hết tháng 3/2020. Mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu gồm 10 nhóm hàng; lượng hàng bình ổn thị trường chiếm từ 25% đến 30% nhu cầu thị trường và các tháng tết. Lượng hàng bình ổn thị trường chiếm từ 30% đến 40% nhu cầu thị trường.

Hiện các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã lên kế hoạch cụ thể dự trữ hàng phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người tiêu dùng. Theo đó, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn xuất chuồng lợn dưới tuổi (từ 80kg đến 90kg/con), tập trung phát triển nguồn lợn giống, hỗ trợ người chăn nuôi tái đàn; Công ty Vissan dự trữ 3.600 tấn trong thời gian 45 ngày và nhập khẩu thịt nếu có biến động lớn; Công ty Ba Huân trữ đông 200 tấn thịt gà, tăng lượng cung ứng 20 tấn thịt gia cầm; Công ty San Hà trữ đông 1.500 tấn thịt lợn, gà, tăng lượng cung ứng lên 200 tấn thịt gà/ngày, 25 tấn thịt lợn/ngày; Công ty Cổ phần C.P Việt Nam cung ứng vượt kế hoạch Thành phố giao; triển khai biện pháp kỹ thuật, xuất chuồng sớm, tham gia sâu hơn chuỗi cung ứng thịt lợn. Saigon Co.op tiếp tục thực hiện bình ổn thị trường với 10 nhóm hàng và tổ chức thực hiện ứng vốn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa vệ tinh để chuẩn bị tốt nguồn hàng. Đến thời điểm này, các nhà cung ứng của Saigon Co.op cũng đang tập trung chuẩn bị nguồn hàng Tết.

Hệ thống siêu thị tại các tỉnh Đông Nam Bộ tập kết hàng hóa
chuẩn bị phục vụ người tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. (Ảnh: K.V).

Cũng theo Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh, do dịch tả lợn châu Phi kéo dài nên đã làm thiếu nguồn cung. Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của Thành phố vào khoảng 10.000 con/ngày, dịp cận Tết Nguyên đán dự kiến sẽ tăng khoảng gấp rưỡi so với ngày thường và 80% sản lượng đều do các địa phương khác cung cấp. Để bình ổn thị trường thịt lợn, Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh đã có kế hoạch triển khai, đôn đốc doanh nghiệp bình ổn thị trường chủ động xây dựng kế hoạch tạo nguồn hàng các mặt hàng thực phẩm thiết yếu: Thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm… đảm bảo cung ứng đạt và vượt kế hoạch Thành phố giao.

Theo ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh, hiện Thành phố có 239 chợ, 205 siêu thị, 46 trung tâm thương mại và trên 2.300 cửa hàng tiện lợi để phục vụ mọi nhu cầu mua sắm của người dân. TP. Hồ Chí Minh cũng luôn duy trì sức mua tăng trưởng ổn định nhờ phát triển được hệ thống phân phối hiện đại. Các giải pháp kết nối cung - cầu hàng hóa, bình ổn thị trường được triển khai thường xuyên và hiệu quả. Giá cả cung - cầu hàng hóa thiết yếu được ổn định, không tăng giá đột biến do khan hàng, thiếu hàng.

* Còn tại tỉnh Bình Dương, đến thời điểm này, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có kế hoạch chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2020, với lượng hàng hóa dồi dào, đa dạng để tham gia bình ổn, phục vụ thị trường tết.

Đại diện Siêu thị Big C Bình Dương cho biết ngay từ giữa năm 2019, đơn vị này đã chuẩn bị nguyên vật liệu để phục vụ hàng hóa tết 2020. Dự kiến, dịp Tết sắp tới, siêu thị tăng lượng hàng hóa bán ra khoảng 20% đến 30% so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị hàng hóa siêu thị dự trữ cho đợt Tết Canh Tý là 337 tỷ đồng. Siêu thị Co.opmart Bình Dương cũng đã chuẩn bị đầy đủ hàng hóa phục vụ mùa Tết 2020, cao hơn gần 30% so với dịp Tết năm 2019. Tổng giá trị hàng hóa đơn vị dành cho chương trình dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ thị trường Tết gần 160 tỷ đồng. Đại diện siêu thị này cho biết, dịp Tết 2020 đơn vị sẽ tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới, như: súp tươi bổ dưỡng, bộ sản phẩm lẩu tết, thực phẩm chế biến, trái cây đặc sản vùng miền… giúp người tiêu dùng có thêm lựa chọn cho bữa tiệc xuân hoặc làm quà tặng. Theo Sở Công thương tỉnh Bình Dương, đến thời điểm này nhìn chung các đơn vị, doanh nghiệp lên kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết 2020 khá chu đáo. Do vậy, khả năng thiếu hàng, sốt giá dịp Tết sẽ khó xảy ra.

Ông Hồ Văn Bình, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Dương cho biết, thời gian qua, các đơn vị, doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường tại tỉnh đều xây dựng và đăng ký giá bán cho từng mặt hàng cụ thể thuộc nhóm hàng hóa thực hiện bình ổn thị trường gửi đến các ngành với giá thấp hơn của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng trên thị trường tại thời điểm đăng ký. Để chủ động nguồn hàng và giá cả hàng hóa cho dịp cuối năm nay, ngay từ tháng 9, tháng 10, các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn đã lên kế hoạch dự trữ hàng hóa. Các doanh nghiệp này còn đàm phán với các nhà sản xuất để đưa ra được giá cả tốt nhất cho người tiêu dùng trong dịp mua sắm cuối năm. Lượng hàng hóa thiết yếu của các đơn vị, doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường Tết sắp tới dự kiến sẽ tăng khoảng 20% đến 25% so với cùng kỳ năm trước.

* Ông Trần Văn Vĩnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh đã yêu cầu Sở Công thương phối hợp với các sở, ngành và địa phương có kế hoạch triển khai chương trình bình ổn giá phù hợp, hiệu quả; trong đó cần lưu ý những khu vực nông thôn, khu vực có đông công nhân, người lao động... Các sở, ngành, đơn vị liên quan cần tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra, kiểm soát thị trường vào dịp Tết Nguyên đán Canh Tý sắp tới.

Theo kế hoạch dự kiến triển khai chương trình trong năm 2019-2020, đặc biệt là vào dịp Tết Canh Tý sắp tới, chương trình bình ổn giá ở Đồng Nai sẽ triển khai đối với các mặt hàng: gạo, đường, dầu ăn, thịt gà, thịt lợn, trứng gia cầm, gia vị, nước chấm, sách giáo khoa, vở học sinh... Tổng số tiền dự kiến hỗ trợ vay vốn, thực hiện chương trình vào khoảng hơn 68 tỷ đồng. Riêng đối với số tiền hỗ trợ để thực hiện bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu khoảng 45 tỷ đồng.

Theo ông Trần Quốc Huy, Phó Giám đốc Quỹ Trợ vốn phát triển hợp tác xã tỉnh (Liên minh hợp tác xã tỉnh) Đồng Nai, Quỹ sẽ rà soát, điều chỉnh bổ sung các hợp tác xã tham gia chương trình bình ổn giá năm nay. Đồng thời, chủ động các phương án cân đối nguồn hỗ trợ vay vốn đối với các hợp tác xã tham gia chương trình bình ổn giá; phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch phân bố các chuyến hàng, điểm bán hàng phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, Sở Công thương tỉnh Đồng Nai cũng sẽ chủ động kết nối các công ty, doanh nghiệp lớn, các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống có kế hoạch dự trữ hàng hóa từ sớm, lên phương án hỗ trợ trực tiếp hệ thống cửa hàng, hợp tác xã phân phối hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu vào dịp Tết ở những địa phương khó khăn, có nguy cơ thiếu hụt hàng hóa...

K.V
Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com