Tuổi thọ được lập trình trong ADN của con người chỉ ở ngưỡng 38 năm

16/12/2019 14:01

MTNN Các nhà khoa học đã phát triển phương pháp ước tính tuổi thọ của các loài động vật có xương sống khác nhau bằng cách phân tích ADN của chúng, theo đó, nhờ các thành tựu của nền văn minh và y tế, con người như một loài sống thọ đã vượt quá tuổi thọ "được lập trình" của mình ở mốc 38 năm.

Theo Conversation, quá trình lão hóa rất quan trọng trong nghiên cứu y sinh và sinh thái. Khi động vật lớn lên, chúng trải qua sự suy giảm các chức năng sinh học, làm hạn chế tuổi thọ của chúng. Cho đến bây giờ thật khó để xác định một con vật có thể sống được bao nhiêu năm.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đề xuất tính tuổi thọ của các loài động vật có xương sống hiện tại và đã tuyệt chủng từ mô hình của các dấu methyl trên ADN (DNA methylation). Theo đó, con người như một loài đã vượt quá tuổi thọ "được lập trình" của mình.

Tuổi thọ của các loài động vật có xương sống khác nhau rất chênh lệch nhau. Ví dụ, loài cá bống trắng nhỏ Eviota sigillata chỉ sống được 8 tuần và cá mập Greenland Somniosus microcephalus có thể đạt đến độ tuổi 400 năm.

Biết được tuổi thọ đặc trưng của các loài cụ thể, có thể xây dựng các chiến lược bảo tồn hiệu quả hơn và tính toán hạn ngạch săn bắt cho ngư dân và thợ săn. Tuy nhiên, hiện vẫn không có ước tính chính xác về tuổi thọ đối với hầu hết các loài động vật.

Các tác giả của một công trình nghiên cứu mới được công bố trên Scientific Reports đã đề xuất trích xuất thông tin về tuổi thọ từ ADN. Họ đã áp dụng cái gọi là phương pháp đồng hồ biểu sinh vào bộ gien của 252 loài động vật có tuổi thọ đã biết, dựa trên những thay đổi liên quan đến tuổi trong mô hình của các dấu methyl.

Sử dụng 252 bộ gien (chuỗi ADN đầy đủ) của các loài động vật có xương sống mà các nhà nghiên cứu khác đã tập hợp và cung cấp công khai trong cơ sở dữ liệu trực tuyến, các nhà khoa học đã so sánh các bộ gien này với một cơ sở dữ liệu khác về tuổi thọ động vật đã biết.

Nghiên cứu cho thấy rằng để xác định tuổi thọ chỉ cần dữ liệu về quá trình methyl hóa ADN (DNA methylation) trong 42 gien là đủ. Các nhà nghiên cứu đã áp dụng phương pháp đánh giá mới cho một số loài sống thọ và các loài đã tuyệt chủng. Họ đã thu được kết quả thú vị.

Ví dụ, hóa ra đối với cá voi Greenland, tuổi thọ trung bình là 268 năm - dài hơn 57 năm so với cá thể già nhất được biết đến. Đối với voi ma mút, tuổi thọ ước tính là 60 năm, tương đương với tuổi thọ của một con voi châu Phi hiện đại.

Tuổi thọ “tự nhiên” của con người là 38 năm, mức tuổi thọ tương tự (37,8 năm) cũng đặc trưng cho những người bà con đã tuyệt chủng của chúng ta - người Neanderthal và người Denisova.

Tất nhiên, nhờ vào nền văn minh và y học, con người hiện đại sống lâu hơn nhiều. Loài người hiện đại là ngoại lệ duy nhất được biết đến.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngôn ngữ của loài người có thể đã xuất hiện từ 20 triệu năm trước

Phân tích chi tiết các công trình nghiên cứu đặc điểm hành vi và giao tiếp bằng giọng nói của các loài linh trưởng, nhóm khoa học quốc tế bác bỏ những lập luận chính của giả thuyết về nguồn gốc thanh quản (laryngeal descent theory - LDT) của ngôn ngữ và dự đoán thời điểm xuất hiện lời nói ở tổ tiên loài người có thể là vào 20 triệu năm trước.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com