Được biết, có 179 người từ 18 đến 49 tuổi đã tham gia thử nghiệm (các thử nghiệm được thực hiện từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 1 năm 2017).
Các tình nguyện viên được phân chia ngẫu nhiên thành các nhóm. Nhóm thứ nhất uống thuốc, nhóm thứ hai tiêm vắc xin và nhóm thứ ba dùng giả dược. Từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017, các tình nguyện viên đã tiếp xúc với vi rút cúm A / H1N1, một trong những dạng cúm phổ biến nhất.
Trong nhóm người uống thuốc, 29% bị nhiễm cúm, trong nhóm tiêm vắc xin tiêm - 35%, trong nhóm giả dược - 48%.
Kết quả, nguy cơ nhiễm cúm đã giảm 39% ở nhóm uống thuốc so với nhóm dùng giả dược và giảm 27% so với nhóm tiêm vắc xin. Tiến sĩ David McIlwain, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Đại học Stanford nói với Fox News rằng sự sẵn có của vắc xin cúm dùng dưới dạng uống sẽ là một bước đột phá lớn không chỉ vì tránh kim tiêm gây đau mà còn vì vắc xin dạng viên uống sẽ dễ dàng và nhanh hơn để phân phối và quản lý so với vắc xin tiêm, có thể tác động đến việc cải thiện tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu.
Còn tiến sĩ Wouter Latour, giám đốc điều hành của công ty Vaxart, cho biết, cúm tiếp tục là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi và gây ra bệnh nặng đôi khi tử vong ở những người có nguy cơ cao. Theo tin tức từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), dịch cúm khá phổ biến ở tất cả các bang Mỹ, cho đến nay, hơn 13 triệu người đã từng bị cúm và có 120.000 người phải nhập viện. Ước tính có khoảng 6.000 người đã chết cho đến nay, 39 trong số đó là trẻ em.
CDC cũng cho biết các chủng cúm B - nặng hơn ở trẻ em - đã chiếm ưu thế ở Mỹ trong mùa này và là nguyên nhân gây ra ít nhất 70% các ca tử vong ở trẻ em.
Vũ Trung Hương