Tăng cường phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh

22/11/2024 08:47

MTNN Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 118/CĐ-TTg ngày 19/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh.

Các lực lượng chức năng nỗ lực tìm kiếm các em học sinh còn mất tích

Công điện gửi: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Công điện nêu rõ:

Theo thông tin từ cơ quan báo chí phản ánh, ngày 18 tháng 11 năm 2024 tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đã xảy ra vụ đuối nước nghiêm trọng đối với 06 học sinh, trong đó đã có 02 em học sinh tử vong và hiện còn 04 em học sinh mất tích. Nhằm sớm khắc phục hậu quả và chủ động phòng ngừa tai nạn đuối nước đối với trẻ em, học sinh xảy ra tại tỉnh Phú Thọ; đồng thời tập trung thực hiện hiệu quả công tác này trên cả nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khẩn trương chỉ đạo các lực lượng chức năng nỗ lực tìm kiếm các em học sinh còn mất tích; hỗ trợ, thăm hỏi, động viên gia đình học sinh gặp nạn.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức liên quan, phối hợp chặt chẽ với đoàn thanh niên, hội phụ nữ trong công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em, học sinh; chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện quản lý chặt chẽ nhằm bảo đảm an toàn và phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh.

b) Chỉ đạo, thực hiện rà soát, lập bản đồ cảnh báo kịp thời các địa điểm (hố nước, hồ ao, sông ngòi, các khu vực nước sâu, nguy hiểm, công trình chứa nước...) có nguy cơ gây tai nạn đuối nước tại địa bàn; triển khai các biện pháp phòng ngừa, khắc phục (như làm rào chắn, biển cảnh báo; cảnh giới, nhắc nhở...).

c) Chỉ đạo tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc tổ chức dạy bơi trong các cơ sở giáo dục; tăng cường truyền thông về trách nhiệm, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước cho cha mẹ, trẻ em, học sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh xã, phường.

d) Kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống đuối nước trẻ em, học sinh của các cơ sở giáo dục, các cơ quan, tổ chức, chính quyền các cấp; làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đuối nước tại địa phương.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp quản lý, giáo dục và tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình nhằm quản lý trẻ em, học sinh không để xảy ra tình trạng đuối nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 60/CĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2024 và Công điện số 398/CĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2022.

b) Hướng dẫn, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ em, học sinh; đẩy mạnh phong trào dạy bơi an toàn cho học sinh trong trường học; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức để các em biết và tuân thủ các quy định về phòng, chống đuối nước, nhất là tại các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước bảo đảm an toàn cho bản thân;

c) Khẩn trương ban hành chương trình, tài liệu và tổ chức dạy bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục, nhất là các cơ sở giáo dục phổ thông.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 398/CĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2022 và Quyết định số 1248/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2021 về chương trình phòng chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống đuối nước trẻ em tại các địa phương, nhất là các địa phương thường xuyên xảy ra đuối nước trẻ em.

5. Đề nghị Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương chủ động đề xuất, phối hợp triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức kỹ năng phòng chống đuối nước, dạy bơi an toàn cho trẻ em, học sinh trong trường học và tại cộng đồng dân cư./.

Nguồn baochinhphu.vn
Link bài gốc

https://baochinhphu.vn/tang-cuong-phong-chong-duoi-nuoc-doi-voi-tre-em-hoc-sinh-102241119174545607.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ứng phó hiệu quả với nguy cơ từ an ninh phi truyền thống

An ninh phi truyền thống (ANPTT) khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

9H sáng nay: Tọa đàm Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam

Sáng 21/11, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống” với sự tham gia của các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia, học giả nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cán bộ lãnh đạo quản lý của cả khu vực công và khu vực tư trong việc đảm bảo an ninh phi truyền thống.

Tạo đột phá về thể chế KHCN và đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách KHCN và đổi mới sáng tạo mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia như: Net Zero, đường sắt tốc độ cao, điện hạt nhân, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo..

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com