Theo BBC, các tia laser của vệ tinh châu Âu Aelous bắt đầu được sử dụng để dự báo thời tiết. Điều này sẽ giúp cải thiện dự báo ngắn hạn, trước 1-3 ngày.
Dữ liệu từ vệ tinh châu Âu Aelous đo tốc độ gió bắt đầu được sử dụng để dự báo thời tiết. Thiết bị theo dõi hướng và tốc độ gió bằng cách sử dụng tia cực tím, thu bắt sự phản xạ của ánh sáng khi ánh sáng tán xạ các phân tử và các hạt di chuyển trong không khí.
Trung tâm Dự báo thời tiết châu Âu đã đưa ra kết luận sơ bộ dựa trên những dữ liệu này và hiện đã xác nhận rằng chúng đáng tin cậy để sử dụng hằng ngày. Cơ quan dự báo thời tiết của Anh, có trụ sở tại Reading, hiện đang nhập dữ liệu vào các mô hình kỹ thuật số của mình, dự báo thời tiết trước 1-3 ngày. Năm 2020, Meteo France và DWD (Đức) cũng bắt đầu sử dụng dữ liệu vệ tinh. Các nhà nghiên cứu Mỹ cũng tiến hàn đánh giá lợi ích của vệ tinh.
Các dữ liệu nghiên cứu về gió luôn luôn bị phân tán. Thông thường, các nhà nghiên cứu thu được dữ liệu đó bằng cách sử dụng máy đo gió, bóng khí tượng và máy bay. Trong trường hợp này, các vệ tinh, cũng có thể truyền dữ liệu về chuyển động của gió, xuất phát từ hướng mà các đám mây đang bay hoặc những quan sát tình trạng không đồng đều trên mặt biển. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng đây là những chỉ số có giới hạn cho thấy những gì đang xảy ra ở một số nơi nhất định hoặc ở một độ cao nhất định. Trong khi đó, vệ tinh Aeolus, thu thập dữ liệu gió từ khắp Trái đất đến tầng bình lưu, trong không gian ở độ cao 30km.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã phóng vệ tinh Aeolus vào tháng 8.2018 và mất 16 năm để chuẩn bị cho nhiệm vụ này. Đầu tiên, vệ tinh đã trải qua giai đoạn thử nghiệm kéo dài 3 tháng, sau khi hoàn thành, các chuyên gia bắt đầu phân tích dữ liệu gió nhận được và lập các mô hình cùng bản đồ trên cơ sở đó.
Vũ Trung Hương