Theo Báo Thanh tra, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực thời gian qua, Bộ Y tế cho biết, đã đề ra nhiều biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng để xây dựng ngành Y tế trong sạch, vững mạnh, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác PCTN, tiêu cực.

Bên cạnh việc quan tâm chỉ đạo sát sao, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong công tác PTCN cũng thường xuyên được Bộ Y tế chỉ đạo triển khai thực hiện, thông qua đó đã có tác dụng kịp thời đến từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành.

Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách pháp luật về PCTN thông qua các văn bản chỉ đạo, được lồng ghép trong các buổi họp giao ban để quán triệt các văn bản pháp quy phạm pháp luật như Luật PCTN, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các quy định về thực hiện quy chế dân chủ, cải cách hành chính, Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 7/12/2025 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện vụ việc, vụ án tham nhũng, Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/1/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các văn bản của Đảng và Chính phủ hướng dẫn triển khai thực hiện công tác PCTN.

Thanh tra Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch công tác PCTN, tiêu cực tại các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế, dự kiến triển khai tại 3 đơn vị trực thuộc Bộ Y tế trong quý II/2024.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, Bộ Y tế đã thực hiện việc công khai dự toán, quyết toán về tài chính và xây dựng cơ bản, các dự án hỗ trợ, viện trợ; mua sắm, sử dụng trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại, công khai quản lý sử dụng trụ sở làm việc và các tài sản khác trong cơ quan đến toàn thể cán bộ, công chức đơn vị mình. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, công chức về ý thức PCTN và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Ngoài ra, Bộ Y tế chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng, ban hành hoặc trình các cấp có thẩm quyền ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời tiến hành rà soát để sửa đổi, bổ sung kịp thời một số quy định mang tính chất đặc thù của ngành liên quan đến các Chương trình mục tiêu quốc gia. Hằng năm, Bộ Y tế ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ và đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện. Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ thực hiện kê khai tài sản, thu nhập theo Luật PCTN 2018 và Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan tổ chức, đơn vị…

Đang thành lập 3 tổ xác minh tài sản thu nhập của những người có nghĩa vụ phải kê khai 

Bộ Y tế đang thành lập 3 tổ xác minh tài sản thu nhập của những người có nghĩa vụ phải kê khai tại 19 đơn vị và 91 cá nhân được xác minh tài sản thu nhập.

Về kết quả công tác giám sát, kiểm tra và tự kiểm tra, Bộ Y tế cho biết, trong thời kỳ báo cáo chưa phát hiện nhân, đơn vị tham nhũng. Tuy nhiên, bằng các giải pháp phòng ngừa và thanh, kiểm tra thường xuyên đã góp phần chấn chỉnh kịp thời các khiếm khuyết, tồn tại của công tác quản lý; giảm thiểu nguy cơ tham nhũng lãng phí tại cơ quan, đơn vị trong ngành.

Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã chấn chỉnh các thiếu sót, tồn tại, các đơn vị đã sửa đổi, rút kinh nghiệm tại thời điểm thanh tra, kiểm tra và báo cáo thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra về PCTN, tiêu cực.

“Trong quý I/2024, Bộ Y tế chưa có đơn vị nào bị phát hiện, xử lý tham nhũng”, báo cáo quý I của Bộ Y tế nêu rõ.

Ngoài công tác tuyên truyền Luật PCTN, tiêu cực và các quy định có liên quan, Bộ Y tế tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp. Tích cực tuyên truyền, xây dựng văn hoá lành mạnh, không tham nhũng; xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ; thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch, kiểm soát xung đột lợi ích, chế độ trách nhiệm của người đứng đầu; phát hiện xử lý hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước; phát hiện, xử lý các hành vi khác vi phạm pháp luật về PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế còn phát huy vai trò của các đoàn thể như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Ban Nữ công dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng tại các đơn vị tích cực tham gia công tác PCTN, tiêu cực; coi công tác PCTN, tiêu cực là công tác trọng tâm, lâu dài, là trách nhiệm của mọi người, mọi tổ chức trong cơ quan, đơn vị….

Bên cạnh kết quả đạt được, Bộ Y tế cho biết còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác PCTN, tiêu cực, như chưa có hướng dẫn cụ thể việc thành lập Ban Chỉ đạo PCTN, tiêu cực của Bộ, ngành. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo PCTN, tiêu cực của Bộ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, không có biên chế cán bộ hoạt động chuyên trách. Biểu mẫu báo cáo công tác PCTN, tiêu cực còn phức tạp…

Tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra về công tác PCTN, tiêu cực và xác minh kê khai tài sản, thu nhập

Thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật PCTN, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quán triệt đầy đủ mục đích, yêu cầu, các nội dung chương trình hành động thực hiện Luật PCTN, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp tục thực hiện học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tổ chức triển khai các giải pháp PCTN trong lĩnh vực y tế sau Diễn đàn Đối thoại quốc tế về PCTN. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, kế hoạch PCTN của Ban Chỉ đạo PCTN, tiêu cực Bộ Y tế.

Chỉ đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế tiếp tục thực hiện các quy định của Luật PCTN, triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền, quán triệt nội dung của Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn..

Tiến hành kiểm tra về công tác PCTN, tiêu cực đối với một số các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế; tổ chức tuyên truyền, tập huấn việc kê khai công khai tài sản, thu nhập tại các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra về công tác PCTN, tiêu cực và xác minh kê khai tài sản, thu nhập.

Nguồn Báo Chính Phủ
Link bài gốc

https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/se-kiem-tra-ve-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-tai-mot-so-don-vi-119240502094047254.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thương mại hóa những nghiên cứu công nghệ

Nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ tại Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao TPHCM (Trung tâm R&D) đã được hiện thực hóa thành sản phẩm, thương mại hóa trên thị trường.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com