Phát hiện cơ chế phục hồi mở ra khả năng tái sinh tứ chi ở người

30/10/2019 14:22

MTNN Từ trước đến nay, khoa học vẫn chấp nhận rằng các mô của người không thể được tái sinh một cách hiệu quả như cơ thể của một con kỳ giông và một số loài cá. Nhưng mới đây, các nhà khoa học Mỹ phát hiện ở người cũng có cơ chế phục hồi tương tự, ít nhất là cơ chế hoạt động trong sụn khớp chân, mở khả năng, mặc dù có giới hạn, trong việc khai thác sự tái sinh để tăng cường điều trị các khớp và thiết lập một cơ sở cho sự tái sinh chân tay của người.

Theo Science Advances, các nhà khoa học ở Đại học Duke (Mỹ) đã thực hiện một khám phá tuyệt vời.

Người ta thường chấp nhận rằng các mô của người không thể được tái sinh một cách hiệu quả như cơ thể của một con kỳ giông và một số loài cá. Nhưng các nghiên cứu gần đây cho biết ở người cũng có cơ chế phục hồi tương tự, ít nhất là cơ chế hoạt động trong sụn khớp chân, mặc dù con người có khả năng tái sinh tự nhiên hạn chế. Không giống như con kỳ giông và một số loài cá, con người không thể tái tạo toàn bộ chi. Con người cũng được cho là không thể khắc phục tổn thương khớp lặp đi lặp lại hoặc một chấn thương trầm trọng, thường liên quan đến thể thao hoặc chấn thương dẫn đến phá vỡ sụn và sự phát triển của viêm xương khớp (OA) gây tàn tật.

Các nhà khoa học đã xác định tuổi của protein (thời gian trôi qua kể từ khi tổng hợp protein đó) trong các mô của người. Đó là những protein của sụn, bao gồm collagen. Tuổi protein cho thấy một tốc độ đổi mới của mô sụn. Hóa ra, tốc độ tái sinh đó phụ thuộc phần lớn vào vị trí của sụn. Sụn ở khớp mắt cá chân (ankle cartilage) đã được tái sinh thường xuyên hơn. Sụn ​​ở khớp gối (cartilage in the knee) có tuổi trung bình và mô sụn nhiều tuổi nhất nằm ở khớp hông (cartilage in the hips). Điều này có thể giúp giải thích tại sao chấn thương mắt cá chân thường lành nhanh hơn các khớp ở xa chân. Thật vậy, chấn thương hông mất nhiều thời gian hơn để giải quyết và thường dẫn đến viêm khớp.

Đồng thời, một mô hình tương tự được quan sát thấy ở các sinh vật khác với khả năng tái sinh. Ở loài thằn lằn, các mô của đầu móng chân và đuôi phát triển đặc biệt nhanh chóng. Theo các nhà khoa học, điều đó giải thích tại sao chấn thương ở đầu gối và hông ở người thường dẫn đến viêm khớp và hậu quả khó chịu, còn chấn thương khớp cổ chân lành nhanh hơn và không gây trục trặc gì.

Các chuyên gia khẳng định rằng quá trình tái tạo mô ở người, các loài động vật lưỡng cư, bò sát và cá được điều chỉnh bởi cùng các phân tử mRNA. Nhưng ở người các phân tử đó ít hoạt động hơn. Các hoạt động lớn nhất là của các phân tử ở trong khớp mắt cá chân.

Phát hiện của các nhà khoa học mà tiến sĩ Ming-Feng Hsueh, tác giả chính của công trình nghiên cứu ở Đại học Duke, gọi là “salamander bên trong” con người chúng ta, mở khả năng, mặc dù có giới hạn, trong việc khai thác sự tái sinh để tăng cường điều trị các khớp và thiết lập một cơ sở cho sự tái sinh chân tay của người.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Drone ưu thế hơn xe cứu thương ở các thành phố lớn

Trong bối cảnh các thiết bị bay không người lái ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu cho thấy máy bay không người lái có thể tiếp cận bệnh nhân nguy kịch nhanh hơn 3 phút so với nhân viên y tế chạy xe cấp cứu, đặc biệt là ở những thành phố có nhiều xe cộ.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com