Pháp phát triển thiết bị chụp cộng hưởng từ siêu mạnh

27/09/2019 02:15

MTNN Thiết bị chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging - MRI) mạnh nhất từ trước đến nay của Pháp ngoài việc giúp khám phá bộ não để phục vụ cho y học, còn mở ra cơ hội nghiên cứu các khả năng đặc biệt của con người trong các lĩnh vực như âm nhạc, toán học và ngôn ngữ.

Theo Reuters, các nhà khoa học Pháp đã phát triển thiết bị chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging - MRI) mạnh nhất từ trước đến nay, sử dụng một siêu nam châm nặng tương đương với trọng lượng một con cá voi xanh.

MRI đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ, cho phép các bác sĩ xem phần nào của não bị tổn thương trong khi bệnh nhân vẫn còn sống. Công nghệ sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết. Dự kiến, ​​thiết bị mới là một phần của dự án Project Iseult, sẽ cho phép chẩn đoán các bệnh khác nhau ở giai đoạn đầu, đặc biệt là bệnh Parkinson.

Kích thước của siêu nam châm có chiều dài 5m và đường kính 5m, nặng 130 tấn (cá voi xanh có trọng lượng tương tự). Chính kích thước này sẽ giúp có được hình ảnh chính xác gấp hàng trăm lần so với các thiết bị MRI hiện tại và sẽ cung cấp ​​những hình ảnh đầu tiên của bộ não vào cuối năm 2020 - đầu năm 2021.

Trước đó, vào năm 2016, một thiết bị cộng hưởng từ độc đáo có từ trường tối đa 3 tesla đã đi vào hoạt động tại Trung tâm tomographic quốc tế của Chi nhánh Sibir Viện hàn lâm khoa học Nga. Đó là máy quét kỹ thuật số tổng hợp đầu tiên trên thế giới, cho phép thực hiện không chỉ một loạt chẩn đoán, mà cả nghiên cứu cơ bản.

Điều quan trọng là máy chụp cắt lớp mới của Pháp sẽ giúp tiến hành nghiên cứu trong điều kiện thoải mái cho bệnh nhân, cung cấp hình ảnh rõ ràng nhất mà không nhiễu. Nó phù hợp để kiểm tra ngay cả những người liệt. Với sự trợ giúp của loại máy mới, các nhà thần kinh học sẽ lập được sơ đồ hoạt động tư duy của người bệnh bằng cách theo dõi hoạt tính của các khu vực khác nhau trong não.

Ngoài phục vụ nghiên cứu, có thể sử dụng máy chụp cắt lớp để quét toàn bộ cơ thể để chẩn đoán ung thư, thực hiện phép quang phổ cộng hưởng từ để xác định thành phần hóa học của các mô, sử dụng chụp động mạch không xâm lấn.

Nicolas Boulant, giám đốc kỹ thuật của dự án. giải thích rằng máy chụp cộng hưởng từ mới sẽ giúp hiểu rõ hơn về bộ não, cách thức hoạt động của não, đặc biệt tạo ra cơ hội nghiên cứu các khả năng đặc biệt của con người trong các lĩnh vực như âm nhạc, toán học và ngôn ngữ.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nga phát triển được nguồn thuốc mới chống vi rút

Từ trước đến nay, y học không thể sử dụng fullerene để bào chế thuốc vì fullerene không tan trong nước. Nay, các nhà khoa học Nga đã thu được hợp chất để chống lại vi rút gây các bệnh như HIV, cúm và herpes bằng sự kết hợp độc đáo những nguyên tử carbon fullerene với các dẫn xuất khác nhau có hoạt tính chống vi rút cao.

Phát hiện nguyên nhân gây đột tử

Cộng đồng khoa học cho đến nay vẫn chưa rõ vai trò của tự kháng thể (autoantibodies) - các globulin miễn dịch (immunoglobulin). Trong công trình nghiên cứu mới, tập thể khoa học Nga và Ý cho rằng tự kháng thể có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của chứng loạn nhịp tim khác nhau thường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com