Ơn trời, Mỹ sắp khỏi phải 'đi nhờ' Nga lên vũ trụ

22/01/2020 19:15

MTNN Theo kế hoạch, trong quý 2.2020, tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX sẽ đưa phi hành gia lên trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), chính thức chấm dứt gần 10 năm "đi nhờ" tàu vũ trụ Nga lên trạm ISS của người Mỹ.

Ngày 19.1 vừa qua, tên lửa Falcon 9 mang theo tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX đã thực hiện bài kiểm tra an toàn quan trọng nhất, giúp con tàu này đủ chuẩn để mang theo phi hành gia vào vũ trụ.

Cụ thể, trong thử nghiệm này tên lửa Falcon 9 đẩy tàu Crew Dragon của SpaceX đã nổ tung. Tuy nhiên, con tàu Crew Dragon đã kịp thời tách khỏi tên lửa khoảng 80 giây sau khi phóng lên, tự động bung dù và hạ cánh an toàn giữa Đại Tây Dương.

Đây là một thử nghiệm an toàn quan trọng, cho thấy khả năng bảo đảm an toàn cho các phi hành gia của tàu vũ trụ Crew Dragon, cho phép thiết bị này sớm có thể đưa người vào không gian trong tương lai.

"Chúc mừng NASA và SpaceX đã thử nghiệm thành công nhiệm vụ thoát hiểm. Thử nghiệm cực kỳ quan trọng này cho phép chúng ta đến gần hơn với việc đưa những phi hành gia Mỹ lên vũ trụ từ chính đất Mỹ", Giám đốc NASA Jim Bridenstine chia sẻ trên Twitter.

Thử nghiệm này là một phần chương trình hợp tác giữa NASA và SpaceX để đưa phi hành gia lên vũ trụ mà không phải tiếp tục phụ thuộc vào Nga. SpaceX và Boeing là hai công ty được NASA lựa chọn để phát triển các tàu vũ trụ có thể mang theo phi hành gia và phóng từ Mỹ. Tuy nhiên, cả hai hãng này đã nhiều lần "trễ hẹn" khiến người Mỹ phải mua thêm các vé "đi nhờ" trên tàu vũ trụ của Nga và các vé giờ chót này thường đắt hơn bình thường rất nhiều.

Kể từ khi ngừng hoạt động các tàu con thoi vào năm 2011, NASA phải phụ thuộc vào tàu vũ trụ Soyuz của Nga để đưa người lên trạm vũ trụ ISS. Theo báo cáo của NASA công bố cuối năm 2019, mỗi năm NASA mua quyền đưa khoảng 70 người lên vũ trụ, và phải trả cho Cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos) từ 3-4 tỉ USD. Tính trung bình, chi phí để đưa mỗi phi hành gia lên vũ trụ theo kiểu "đi nhờ" này là hơn 55 triệu USD.

Sau thử nghiệm mới nhất, chương trình hợp tác giữa SpaceX và NASA vẫn đang đi đúng lộ trình. Theo kế hoạch của SpaceX, họ sẽ đưa phi hành gia của NASA lên vũ trụ trong quý 2.2020.

Ái Vi (theo The Register)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thuốc tác động đến gan và tuyến tuỵ để kiềm chế tiểu đường

Những viên nang nhỏ được các nhà khoa học Úc phát triển bằng công nghệ nano sinh học và chứa các chất kết hợp các axit mật của người và probucol, thuốc làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, có thể hạn chế hậu quả gây viêm do bệnh tiểu đường trên mô hình chuột trong 6 tháng.

Phát triển được mô tim sống từ tế bào gốc

Mô tim ba chiều (3D) được thiết kế từ các tế bào gốc của người bắt chước các mô tâm nhĩ và tâm thất do các nhà khoa học phát triển sẽ được sử dụng để cá nhân hóa thuốc cho bệnh nhân tim mạch và phát triển các loại thuốc mới cho chúng.

Nga mạnh tay với tệ nghiện rượu

Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp Nga đang soạn thảo những quy định mới bổ sung vào dự thảo Bộ luật vi phạm hành chính mới, theo đó, công dân Nga nếu nhiều lần vi phạm pháp luật trong trạng thái say rượu hoặc uống rượu không đúng chỗ sẽ bị điều trị cai rượu bắt buộc.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com