Nga lên chương trình phổ biến kiến thức khoa học cho công dân

19/02/2020 19:15

MTNN Trên cơ sở khảo sát hơn 500 chuyên gia và 40.000 người dùng internet, đánh giá 148 chủ đề khoa học và top 33 chủ đề hàng đầu, Nga sẽ tuyển chọn những cuốn sách và bài viết phổ biến khoa học để hình thành kho kiến thức mà công dân Nga được tiếp cận miễn phí.

Theo poisknews, bất kỳ người có học thức nào cũng nên có một bức tranh nhất định về thế giới trong đầu. Nhưng bức tranh đó nên được tạo thành từ cái gì? Lời đáp cho câu hỏi này đã được nêu trong chương trình giáo dục Vsenauka. Một cuộc khảo sát quy mô lớn đã được tiến hành với sự tham gia của hơn 500 chuyên gia và 40.000 người dùng internet.

Tất cả những người tham gia nghiên cứu đều được mời đánh giá 148 chủ đề khoa học đa dạng nhất theo thang điểm 10. Kết quả bỏ phiếu đã được công bố tại "Diễn đàn khoa học chung", vừa được tổ chức vào ngày 16.2 tại Moskva.

Hóa ra, hầu hết tất cả người Nga đều quan tâm đến các vấn đề liên quan đến bộ não, ý thức và trí thông minh của con người. Ngoài ra, top 33 chủ đề khoa học quan trọng nhất gồm: Tư duy và ý thức, Khoa học, Não và Hệ thần kinh, Trí tuệ, Ý thức và Giáo dục, Logic và sự hợp lý, Cơ sở vật lý, Vũ trụ, Cuộc sống và Cái chết, Thuyết tiến hoá, Bộ gien, Sinh lý con người, Thông tin, Tâm lý học, Sáng chế và Phát minh, Vật chất, Sự tiến hoá của con người, Y học và Sức khoẻ, Thời gian và Không gian, Hoá học đời sống, Công nghệ sinh học, Cơ thể, Thế giới lượng tử, Con người trong xã hội, Vũ trụ trong tầm với, Giao tiếp, Thuyết tương đối, Cơ sở toán học, Văn hoá, Đạo đức, Nguyên tử, Quyết định, Động cơ hành động.

Ông Andrej Fursenko, trợ lý của Tổng thống Nga cho rằng khoa học sẽ giúp tìm ra câu trả lời cho những thách thức lớn của toàn nhân loại như khí hậu, quan hệ quốc tế, thuốc men… Vì vậy, các chủ đề được thảo luận rất quan trọng.

Diễn đàn khoa học tổng hợp của Nga có sự tham dự của những nhân vật tiếng tăm như phó chủ tịch của Viện hàn lâm khoa học Nga Andrej Khokhlov, chuyên gia về tinh thể học Artyom Oganov, tổng giám đốc Thư viện quốc gia Nga Vadim Duda, tổng giám đốc của Yandex tại Nga Elena Bunina, trưởng khoa kinh tế của Đại học quốc gia Moskva Alexander Auzan, giám đốc Trung tâm kỹ năng sư phạm Ivan Jashenko…

Trên cơ sở đánh giá 148 chủ đề khoa học, sẽ tuyển chọn những cuốn sách và bài viết phổ biến khoa học từ mỗi chủ đề then chốt để hình thành cơ sở kiến thức mà công dân Nga được tiếp cận miễn phí.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xác nhận loại hormone có thể thay thế cho viagra

Hormone kisspeptin được phát hiện vào giữa những năm 1990 như một yếu tố quan trọng điều chỉnh hành vi sinh sản của con người. Nay các nhà khoa học Anh chính thức xác nhận rằng loại hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hưng phấn tình dục ở nam giới, có thể dùng để thay thế viagra.

Băng y tế thông minh đưa thuốc trực tiếp vào vết thương

Loại băng y tế thông minh điều khiển không dây để đưa thuốc trực tiếp vào vết thương qua bộ kim thu nhỏ giúp cho cuộc sống của hàng ngàn người có vết thương mạn tính và lâu lành trở nên thuận lợi hơn khi người dùng có thể tự điều chỉnh lại liều lượng thuốc và không cần thay băng thường xuyên.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com