Mỹ phát triển robot tái chế rác thải

10/08/2019 16:15

MTNN Để đối phó với cuộc khủng hoảng môi trường với hàng chục triệu tấn rác thải ra mỗi ngày sau khi Trung Quốc ngừng nhập rác phế liệu, các nhà khoa học Mỹ đang phát triển loại robot có trang bị trí tuệ nhân tạo và cải thiện tính năng xúc giác để làm việc trong các nhà máy phân loại và tái chế phế liệu.

Theo cnbc.com, nước Mỹ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng môi trường khi phải tái chế hàng chục triệu tấn rác mỗi ngày sau khi các cơ sở tái chế lớn nhất thế giới ở Trung Quốc ngừng nhập hầu hết nhựa phế liệu và bìa cứng của Mỹ. Lý do được đưa ra là vấn nạn ô nhiễm và phế liệu nhựa tràn ngập các cơ sở chế biến của chính Trung Quốc. Trong lịch sử, Trung Quốc đã tái chế phần lớn rác thải của Mỹ.

Hiện tại, chính quyền Mỹ muốn giải quyết vấn đề rác thải với sự trợ giúp của robot được đào tạo với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Một trong những vấn đề chính của rác thải ở Mỹ là tất cả các vật liệu có thể tái chế thường được đổ vào một thùng chứa. Trung Quốc hiện có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để tái chế phế liệu và thùng rác của Mỹ không phù hợp với yêu cầu của Trung Quốc.

Để đối phó với thảm họa môi trường, các công ty và nhà khoa học Mỹ đang phát triển robot với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo, làm việc trong các nhà máy chế biến rác và cải thiện kiểm soát chất lượng. Mục tiêu của họ là cho robot đảm nhận công việc bẩn thiểu và nguy hiểm mà mọi người đang làm.Theo báo cáo từ Trường y tế công cộng tại Đại học Illinois, công nhân tái chế rác có nguy cơ bị thương tật cao gấp đôi so với công nhân tại các nhà máy khác.

Robot sẽ phân loại rác nhờ hệ thống camera và máy tính được đào tạo để nhận ra các vật thể cụ thể. Các ngón kẹp hoặc ngón tay máy có kích thước lớn trang bị các bộ cảm biến sẽ giúp robot lấy đồ vật và đặt chúng vào các ngăn thích hợp.

Nhà nghiên cứu Lily Chin, tại phòng thí nghiệm robot của MIT, đang tìm cách phát triển các bộ cảm biến cho loại robot này, có thể cải thiện khả năng xúc giác để robot có thể phát hiện ra nhựa, giấy và kim loại bằng ngón tay. Loại robot hiện nay chủ yếu dựa vào thị giác máy tính nên có thể bị nhầm lẫn và mắc lỗi. Vì vậy, bây giờ các nhà khoa học muốn tích hợp các tính năng xúc giác mới cho robot.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nông dân trồng nấm linh chi qua điện thoại

Thay vì phải cần 2-3 người trồng, chăm sóc nấm linh chi, giờ đây nhờ áp dụng tiến bộ công nghệ, người nông dân ở An Giang chỉ cần mở điện thoại ra đã có thể một mình đảm đương hết công việc.

Nông dân trồng nấm linh chi qua điện thoại

Thay vì phải cần 2-3 người trồng, chăm sóc nấm linh chi, giờ đây nhờ áp dụng tiến bộ công nghệ, người nông dân ở An Giang chỉ cần mở điện thoại ra đã có thể một mình đảm đương hết công việc.

Độc đáo hệ thống cảnh báo nguồn nước ô nhiễm tự động

Hai em Phan Minh Quang và Nguyễn Lê Quốc Hùng (học sinh trường THPT Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã chế tạo nên hệ thống cảnh báo nguồn nước ô nhiễm tự động, dùng để giám sát, cảnh báo độ pH và độ đục nguồn nước ô nhiễm ứng dụng công nghệ IoT, qua đó giúp người dân chủ động biết được chất lượng nguồn nước sinh hoạt của mình…

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com