Mức hỗ trợ cơ sở chăn nuôi có gia súc, gia cầm bị nhiễm bệnh buộc tiêu hủy

12/06/2025 08:44

MTNN Một trong những điều kiện nhận hỗ trợ là có động vật, sản phẩm động vật buộc phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật trong vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 116/2025 quy định về chính sách hỗ trợ khắc phục dịch bệnh động vật. Nghị định quy định hỗ trợ cơ sở sản xuất có động vật, sản phẩm động vật buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người hoặc bệnh do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam được xác định theo quy định của pháp luật; hỗ trợ người tham gia khắc phục dịch bệnh động vật.

Theo Quy định, nhà nước hỗ trợ một phần thiệt hại do dịch bệnh động vật, không đền bù thiệt hại. Thực hiện hỗ trợ công khai, minh bạch, kịp thời, đủ điều kiện, đúng đối tượng, đúng định mức, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, không để xảy ra trục lợi chính sách, tiêu cực, lãng phí. 

Lực lượng chức năng phun thuốc phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm. 

Điều kiện hỗ trợ, Nghị định 116 quy định rõ, cơ sở sản xuất có động vật, sản phẩm động vật buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh động vật theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này và thuộc một trong các trường hợp: Đối với trường hợp đã công bố dịch bệnh: Có động vật, sản phẩm động vật buộc phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật trong vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm;

Đối với trường hợp chưa đủ điều kiện công bố dịch bệnh: Có động vật, sản phẩm động vật tại ổ dịch đầu tiên có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người hoặc động vật tại ổ dịch tiếp theo trên cùng địa bàn cấp xã (theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương) được Cơ quan có thẩm quyền kết luận mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh đối với bệnh đã có kết quả xét nghiệm dương tính tại ổ dịch đầu tiên;

Đối với trường hợp bệnh mới xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch bệnh: Có văn bản của Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thú y xác nhận tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới.

Về mức hỗ trợ, theo Nghị định trên, đối với cơ sở sản xuất động vật trên cạn: Trâu, bò, ngựa, dê: 50.000 đồng/kg hơi; Cừu, hươu sao: 55.000 đồng/kg hơi; Lợn: 40.000 đồng/kg hơi; Gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu: 35.000 đồng/kg hơi; Chim cút: 20.000 đồng/kg hơi; Đà điểu: 50.000 đồng/kg hơi; Trứng gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, chim cút, đà điểu): 20.000 đồng/kg.

Đối với cơ sở sản xuất động vật thủy sản: Tôm hùm giống: 10.000 đồng/con; Tôm giống (tôm thẻ chân trắng, tôm sú) từ giai đoạn hậu ấu trùng Postlarvae 12 trở lên: 10.000.000 đồng/01 triệu con; Cá giống (cá biển, cá tra, cá truyền thống, cá rô phi, cá nước lạnh): 10.000 đồng/kg; Diện tích nuôi tôm sú quảng canh (nuôi tôm lúa, tôm sinh thái, tôm rừng, tôm kết hợp): 9.000.000 đồng/ha; Diện tích nuôi tôm sú (bán thâm canh, thâm canh): 12.000.000 đồng/ha;

Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng: 20.000.000 đồng/ha (mật độ nuôi từ 50 - 100 con/m2); 30.000.000 đồng/ha (mật độ nuôi từ trên 100 - 250 con/m2); 50.000.000 đồng/ha (mật độ nuôi từ trên 250 con/m2); Diện tích nuôi cá truyền thống, các loài cá bản địa: 10.000.000 đồng/ha; Diện tích nuôi cá tra thâm canh: 50.000.000 đồng/ha; Diện tích nuôi cá rô phi thâm canh: 30.000.000 đồng/ha; Cá nước lạnh (tầm, hồi) nuôi thâm canh: 20.000 đồng/kg; Thủy sản nước ngọt nuôi lồng, bè: 5.000 đồng/kg; Hải sản nuôi lồng, bè: 10.000 đồng/kg. 

Ngoài ra, Nghị định 116 cũng quy định rõ việc hỗ trợ người tham gia khắc phục dịch bệnh trên động vật. Theo đó, điều kiện hỗ trợ đối với người tham gia khắc phục dịch bệnh động vật phải được cơ quan, đơn vị nhà nước có thẩm quyền phân công hoặc huy động bằng văn bản.

Về mức hỗ trợ, Nghị định quy định: Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian được huy động tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật được hỗ trợ: 400.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc; 500.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết. Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian được phân công, huy động tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật được hỗ trợ: 150.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc; 300.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết…/.

 

 

THIÊN LÝ

Nguồn thiennhienmoitruong.vn
Link bài gốc

https://thiennhienmoitruong.vn/muc-ho-tro-co-so-chan-nuoi-co-gia-suc-gia-cam-bi-nhiem-benh-buoc-tieu-huy.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ninh Thuận: Ngành thuỷ sản số hóa kiểm dịch tôm giống quy mô lớn

Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động kiểm dịch tôm giống góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và truy xuất nguồn gốc tại tỉnh Ninh Thuận. Với sản lượng kiểm dịch từ 40–50 tỷ con mỗi năm, việc số hóa quy trình giúp rút ngắn thời gian, giảm thủ tục hành chính và minh bạch hóa thông tin trong toàn chuỗi sản xuất.

Thúc đẩy khoa học công nghệ, chuyển đổi xanh trong kinh tế tư nhân

Về thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả, bền vững trong kinh tế tư nhân, Nghị quyết 68 nêu rõ, cho phép các doanh nghiệp được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển bằng 200% chi phí thực tế của hoạt động này. Có chính sách hỗ trợ chi phí đầu tư mua sắm máy móc, đổi mới công nghệ, chi phí thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh bền vững, tuần hoàn thông qua cơ chế khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tài trợ qua các quỹ.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com